Tiếng Việt: translationWords

Updated ? hours ago # views See on DCS Draft Material

Key Terms

Amen, thật vậy

Từ “amen” được dùng để nhấn mạnh hay tạo sự chú ý về điều mà người đó vừa nói. Từ này thường được dịch là “thật vậy” khi Chúa Giê-xu nói. - Khi được dùng ở phần cuối bài cầu nguyện, “amen” truyền đạt sự đồng ý với bài cầu nguyện hoặc mô tả ý muốn lời cầu nguyện được thực hiện. - Trong sự dạy dỗ của Chúa Giê-xu, Ngài dùng “amen” để xác định điều Ngài mới nói. Ngài thường nói tiếp theo sau đó bằng cách nói: “Ta nói cùng các ngươi” để giới thiệu sự dạy dỗ khác có liên quan đến điều vừa nói. - Một số bản dịch tiếng Anh dịch thuật ngữ nầy là “quả thật”. Từ ngữ đó được dùng để nhấn mạnh hoặc truyền tải rằng điều vừa mới nói là thành thật hoặc có thật. Gợi ý dịch: - Nên xét xem ngôn ngữ đích có từ hoặc cụm từ nào được dùng để nhấn mạnh một điều gì đó vừa được nói hay không. - Khi dùng từ này ở cuối lời cầu nguyện hoặc kết luận điều gì, “amen” có thể được dịch là “nguyện điều đó được nên,” “nguyện điều nảy xảy đến” hoặc “đúng vậy.” - Khi Chúa Jesus nói, “quả thật Ta nói cùng các ngươi,” thì có thể dịch là, “Ta chân thành nói cùng các ngươi,” hoặc “Thật vậy, và Ta nói cùng các ngươi.” - Cụm từ “quả thật, quả thật Ta nói cùng các ngươi” có thể được dịch là “Ta nói cùng các ngươi điều này rất chân thành,” “Ta rất nghiêm túc nói cùng các ngươi điều này” hoặc “điều Ta đang nói cùng các ngươi là thật.”


Anh em

Thuật ngữ “anh em” thường đề cập đến một người nam có chung ít nhất một cha hoặc mẹ ruột với một người khác. - Trong thời Cựu Ước, thuật ngữ “anh em” cũng được dùng để nói chung về họ hàng như một thành viên trong cùng một chi phái, thị tộc hay bộ tộc. - Trong Tân Ước, các sứ đồ thường dùng từ ngữ “anh em” để nhắc đến các tín đồ Cơ Đốc, bao gồm cả nam lẫn nữ, vì tất cả tín đồ trong Đấng Christ đều là thành viên của gia đình thuộc linh, có Đức Chúa Trời với tư cách là Cha thiên thượng. - Có đôi lần trong Tân Ước các sứ đồ dùng thuật ngữ “chị em” khi đề cập đặc biệt đến một nữ tín đồ, hoặc để nhấn mạnh cả nam lẫn nữ đều là tín đồ. Ví dụ, Gia cơ nhấn mạnh rằng ông đang nói với tất cả tín đồ khi nói “có anh em hoặc chị em nào không quần áo mặc, thiếu của ăn uống hằng ngày”. Gợi ý dịch: - Tốt nhất nên dịch thuật ngữ nầy bằng một từ ngữ theo nghĩa đen sử dụng trong ngôn ngữ mục tiêu để đề cập đến một người anh em ruột, nếu không sẽ dịch nghĩa sai. - Đặc biệt trong Cựu Ước, khi “anh em” được sử dụng để nói chung về các thành viên trong cùng gia đình, bộ tộc hay tộc người, có nhiều khả năng dịch là “họ hàng” hoặc là “thành viên trong chi phái” hoặc là “anh em mình, là dân Y-sơ-ra-ên”. - Trong ngữ cảnh đề cập đến tín đồ trong Đấng Christ, thuật ngữ có thể dịch là “anh em trong Đấng Christ” hoặc là” anh em thuộc linh” - Nếu muốn nói về cả nam lẫn nữ, nhưng từ “anh em” làm hiểu sai nghĩa thì có thể dùng thuật ngữ chỉ về quan hệ họ hàng nói chung gồm cả nam lẫn nữ. - Có cách khác để dịch thuật ngữ nầy để sử dụng chung cho nam lẫn nữ tín đồ có thể là “tín đồ” hoặc “anh chị em trong Đấng Christ”. - Đảm bảo kiểm tra ngữ cảnh để xác định xem nếu chỉ để cập đến nam tín đồ hoặc là bao gồm cả nam lẫn nữ.


Anti-christ

Thuật ngữ “anti-christ” nói đến một người hoặc là sự dạy dỗ chống lại Đấng Christ và công việc của Ngài. Trên thế giới có nhiều kẻ chống nghịch Đấng Christ. - Sứ đồ Giăng viết rằng một người chống lại Đấng Christ khi họ lừa dối mọi người rằng Chúa Giê-xu không phải là Đấng Mê-si-a hoặc là không chấp nhận Chúa Giê-su vừa là Đức Chúa Trời vừa là con người. - Kinh Thánh cũng dạy rằng tinh thần chống nghịch Đấng Christ trên thế gian là chống đối công việc Ngài. - Sách Khải huyền trong Tân Ước cũng giải thích về một người được gọi là “kẻ địch lại Đấng Chirst” sẽ hiện ra trong thời kỳ sau rốt. Người nầy sẽ được mặc lấy quyền năng của Sa-tan để tìm cách tiêu diệt con dân Đức Chúa Trời nhưng chúng sẽ bị Chúa Giê-xu đánh bại. Gợi ý dịch: - Có thể dịch từ ngữ nầy là “kẻ chống đối Đấng Christ” hoặc là “kẻ thù của Đấng Christ” hoặc là “kẻ địch lại Đấng Christ”. - Cụm từ “tinh thần của kẻ chống lại Đấng Christ” có thể dịch nghĩa là “tinh thần nghịch lại với Đấng Christ”, hay “


Biệt riêng

“Biệt riêng” là tách biệt khỏi điều gì đó để hoàn thành một mục đích nhất định. - Dân Y-sơ-ra-ên được biệt riêng để phục vụ Đức Chúa Trời. - Đức Thánh Linh thúc giục những Cơ Đốc nhân tại An-ti-ốt phải biệt riêng Phao-lô và Ba-na-ba để làm công việc Đức Chúa Trời muốn. - Một tín hữu được “biệt riêng” để phục vụ Đức Chúa Trời tức là “được dành riêng để” thực hiện ý muốn của Đức Chúa Trời. - Từ “thánh khiết” có một ý nghĩa là biệt riêng để thuộc về Chúa và được tách biệt khỏi con đường tội lỗi của thế gian. - Từ “thánh” có nghĩa là biệt riêng một người để phục vụ Chúa. Gợi ý dịch - Các cách dịch từ “biệt riêng” có thể bao gồm “đặc biệt lựa chọn”, “tách biệt khỏi nhiều người” hay “đem riêng ra để thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt”. - “Được biệt riêng” có thể được dịch là “được tách biệt (khỏi)” hay “đặc biệt được chỉ định (cho)”.


Bàn thờ

Bàn thờ là một kiểu kiến trúc do người Y-sơ-ra-ên xây lên để dâng của lễ thiêu và của lễ chay cho Đức Chúa Trời. - Bàn thờ là một kiểu kiến trúc do người Y-sơ-ra-ên xây lên để dâng của lễ thiêu và của lễ chay cho Đức Chúa Trời. - Trong thời Kinh Thánh, những bàn thờ đơn giản thường dựng lên bằng cách đắp một cái gò hoặc mô đất hoặc là khéo léo chất các hòn đá lớn chồng lên nhau để tạo nên một khối vững chắc. - Một số bàn thờ đặc biệt có dạng hình hộp được làm bằng gỗ có bọc các loại kim loại quý như vàng, đồng thau hay đồng thiếc. - Một số dân tộc lân cận dân Y-sơ-ra-ên cũng lập bàn thờ để dâng của lễ cho thần của họ.


Bánh không men

Bánh không men được nướng không có men hoặc bất kỳ chất men nào khác. Bánh không men không dậy bột lên, nên nó không thay đổi hình dạng. - Khi Chúa giải phóng dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi cảnh nô lệ ở Ai-cập, Ngài bảo họ nhanh chóng trốn khỏi Ai-cập không chờ cho đến khi bánh dậy lên. Cho nên họ đã ăn bánh không men. Từ đó trở đi, bánh không men được dùng trong tiệc Lễ Vượt Qua hằng năm của họ để nhắc họ nhớ về kỷ niệm đó. - Từ lâu, men có đôi khi được dung như là hình ảnh về tội lỗi, “bánh không men” tượng trưng cho việc loại bỏ tội lỗi và sống tôn cao Chúa để khích lệ những tín hữu cùng đức tin sống ngay thật và chân thành với người khác. Gợi ý dịch: - Có thể dịch cụm từ này là “bánh không có men” hay “bánh mì không nở”. - Đảm bảo cách dịch cụm từ này và từ “men” phải thống nhất với nhau.


Bị quỷ ám

Một người bị quỷ ám là người đó bị ma quỷ hoặc tà linh kiểm soát suy nghĩ và hành động bên trong. - Thông thường người bị quỷ ám tự làm tổn thương mình hoặc tổn thương người khác vì ma quỷ khiến họ làm điều đó. - Chúa Giê-xu chữa lành người bị quỷ ám bằng cách ra lệnh cho ma quỷ ra khỏi họ Gợi ý dịch - Cách khác có thể sử dụng để dịch thuật ngữ nầy bao gồm các cụm từ “bị ma quỷ kiểm soát”, “bị tà linh kiểm soát” hoặc “quỷ nhập”.


Bỏ, bị bỏ

“Bỏ” có nghĩa là bỏ rơi người nào đó hay từ bỏ điều gì đó. Một người “bị bỏ” tức là bị ruồng bỏ hay bị bỏ rơi bởi một người khác - Khi con người “bỏ” Chúa, nghĩa là họ không trung tín với Ngài qua việc bất tuân - Khi Chúa “bỏ” con người, nghĩa là Ngài không còn giúp đỡ họ và mặc cho họ trải qua khổ nạn để khiến họ quay lại với Ngài. - Từ này cũng có nghĩa là bỏ điều gì đó, như không theo hoặc bỏ lời dạy dỗ của Chúa - “Bị bỏ” có thể được dùng như thì quá khứ như trong câu “Ngài đã bỏ ngươi” hay để nói đến một người đã “bị bỏ” Gợi ý dịch - Các cách khác để dịch từ này bao gồm ”bỏ rơi” hay “bỏ mặc” hay “từ bỏ” hay “bỏ lại,” tùy vào ngữ cảnh. - “bỏ” luật pháp của Chúa có thể được dịch thành ”không vâng phục luật pháp của Chúa.” Điều này cũng có thể được dịch thành “bỏ rơi” hay “từ bỏ” hay “ngừng vâng phục” lời dạy dỗ hay luật pháp của Ngài - “Bị bỏ” có thể được dịch thành “bị bỏ rơi” hay “bị ruồng bỏ”. - Ngôn ngữ dịch có thể dùng các từ ngữ khác để dịch từ này rõ ràng hơn, tùy thuộc vào ngữ cảnh có đang nói đến việc từ bỏ điều gì đó hay người nào đó không.


Chiên con, Chiên Con của Đức Chúa Trời.

Chiên con là một con chiên còn nhỏ. Chiên là động vật bốn chân có lông dày và mịn, được dùng để làm của lễ cho Chúa. Chúa Giê-xu được gọi là “Chiên Con của Đức Chúa Trời” vì Ngài đã bị làm sinh tế để trả thay cho tội lỗi của con người. - Những con vật này không có khả năng tự vệ và dễ dàng bị lạc đường. Đức Chúa Trời so sánh loài người như những con chiên. - Đức Chúa Trời chỉ dẫn cho dân sự phải dâng chiên hoặc chiên con không tì vết làm của tế lễ cho Ngài. - Chúa Giê-xu được gọi là “Chiên con của Đức Chúa Trời” chịu hy sinh để trả giá cho tội lỗi của con người. Ngài là của lễ hoàn hảo, không tì vết vì Ngài hoàn toàn vô tội.
Gợi ý dịch - Nếu ở khu vực của ngôn ngữ dịch biết đến loài chiên thì nên dùng từ chỉ về chiên còn nhỏ để dịch từ “chiên con” hay “Chiên Con của Đức Chúa Trời”. - “Chiên Con của Đức Chúa Trời” có thể được dịch là “Chiên Con (tế lễ) của Đức Chúa Trời” hay “Chiên Con (tế lễ) từ Đức Chúa Trời”.


Chân thật, chân lý

Từ “chân thật” và “chân lý” nói đến những khái niệm là sự thật, sự kiện thật sự đã xảy ra, và những lời đã được nói. - Điều chân thật là điều đúng, xác thực, thực tế, chính đáng, hợp pháp và là sự thật. - Chân lý là một sự hiểu biết, niềm tin, một thực tế hay một lời nói chân thật. - Chúa Giê-xu bày tỏ chân lý của Đức Chúa Trời trong những lời Ngài nói. - Lời Chúa là chân lý cho biết những điều thật sự đã xảy ra, dạy dỗ những điều chân thật về Đức Chúa Trời và những gì Ngài đã tạo dựng. - Chân lý bao gồm cả khái niệm hành động trong một cách chân thành và đáng tin cậy. Gợi ý dịch - Tuỳ vào ngữ cảnh và chủ đề đang được mô tả, từ “chân thật” có thể được dịch là “có thật”, “thực tế”, “chính xác”, “đúng đắn”, “chắc chắn” hay “xác thực”. - Những cách dịch từ “chân lý” có thể được dịch là “điều đúng đắn”, “thực tế”, “điều chắc chắn” hoặc là “nguyên tắc”. - Mẹo dịch các cụm từ - “tiếp nhận chân lý“ — “tin vào điều chân thật (về Đức Chúa Trời)” - “ta nói cho các ngươi biết chân lý“ — “Sự thật ta sẽ nói cho các ngươi rất quan trọng” - “học biết chân lý” – “học biết điều chân thật Đức Chúa Trời phán dạy” - Học biết chân lý, tiếp nhận chân lý, chân lý của Ngài, Ta nói cho các ngươi biết chân lý, chân lý về những gì các ngươi đã được dạy dỗ.


Chúa Giê-hô-va

Tên gọi “Chúa” và “Giê-hô-va” được đặt chung với nhau rất nhiều lần trong Cựu Ước để chỉ về Đức Chúa Trời. - Thuật ngữ “Chúa” là một danh hiệu, và “Giê-hô-va” là tên riêng của Đức Chúa Trời. - Danh riêng của Đức Chúa Trời “Đức Giê-hô-va” cũng thường được kết hợp với thuật ngữ “Đức Chúa Trời” thành “Giê-hô-va Đức Chúa Trời.” Gợi ý dịch - Nếu bạn dùng hình thức nào đó của từ “Giê-hô-va” cho tên riêng của Ngài, bạn có thể dịch những thuật ngữ sau theo nghĩa đen là “Chúa Giê-hô-va”, “Giê-hô-va Đức Chúa Trời.” - Một số ngôn ngữ người ta đặt những danh hiệu sau tên và sẽ dịch là “Giê-hô-va Đức Chúa Trời”. Cần xem xét từ “Chúa” đi trước hoặc sau từ “Giê-hô-va” được dịch một cách tự nhiên trong ngôn ngữ dịch như thế nào.
- “Giê-hô-va Đức Chúa Trời” có thể diễn giải là “Đức Chúa Trời được gọi là Giê-hô-va”, “Đức Chúa Trời là Đấng Sống” hoặc “Ta là Đấng Tự Hữu, là Đức Chúa Trời”. - Nếu từ “Giê-hô-va” cũng được gọi là “Chúa” hay “Đức Chúa Trời”, thì thuật ngữ “Giê-hô-va Đức Chúa Trời” có thể được dịch là “Đức Chúa Trời” hoặc “Chúa” là Đấng Chủ Tể. Các cách dịch khác có thể là “Chúa Giê-hô-va” hoặc “Giê-hô-va Đức Chúa Trời”.
- Từ “Chúa Giê-hô-va” không nên diễn giải là “Chúa CHÚA” vì người đọc có thể không chú ý thấy điểm khác biệt trong cỡ chữ, là đặc điểm thường được dùng để phần biệt những từ này.


Chúa Giê-xu, Chúa Giê-xu Christ, Đấng Christ Giê-xu

Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời. Danh xưng “Giê-xu” có nghĩa là “Đức Giê-hô-va giải cứu”. Thuật ngữ “Đấng Christ” là một danh hiệu mang ý nghĩa là “Đấng được xức dầu” và là một từ chỉ về Đấng Mê-si-a. - Hai danh xưng này thường được kết hợp với nhau thành “Chúa Giê-xu Christ” hay “Chúa Cứu thế Giê-xu”. Những danh xưng này nhấn mạnh rằng Con Đức Chúa Trời là Chúa Cứu Thế đến để cứu con người khỏi hình phạt đời đời vì tội lỗi của họ. - Bằng một phương cách kỳ diệu, Đức Thánh Linh làm cho Con đời đời của Đức Chúa Trời được sinh ra làm người. Cha mẹ trên đất của Ngài được thiên sứ phán dặn phải đặt tên Ngài là “Giê-xu” vì Ngài được định sẵn để giải cứu con người ra khỏi tội lỗi. - Chúa Giê-xu làm nhiều phép lạ bày tỏ Ngài chính là Đức Chúa Trời và là Đấng Christ hay là Chúa Cứu Thế. Gợi ý dịch - Nhiều ngôn ngữ viết danh xưng “Giê-xu” và “Christ” theo sát âm vực và chính tả của từ gốc hết mức có thể. Ví dụ, “Jesucristo,” “Jezus Christus,” “Yesus Kristus”, và “Hesukristo” là những cách gọi được dịch ra thành các ngôn ngữ khác nhau. - Với thuật ngữ “Christ”, một số ngôn ngữ có thể chuộng sử dụng thuật ngữ “Mê-si-a” xuyên suốt. - Cần xem xét những danh xưng này được viết thế nào trong ngôn ngữ địa phương hay ngôn ngữ quốc gia.


chúa, chủ, ngài

Thuật ngữ “chúa” chỉ về người làm chủ hay có quyền trên người khác. - Từ này đôi khi được dịch là “chủ” khi nói đến Chúa Giê-xu hoặc chỉ về người chủ nô. - Một số bản tiếng Anh dịch từ này là “ngài” trong bối cảnh khi một người lịch sự gọi người khác hoặc gọi người có địa vị cao hơn. Gợi ý dịch - Thuật ngữ này nên được dịch là “chủ” khi chỉ về một người chủ nô. Đó cũng là cách người nô lệ gọi chủ của mình. - Khi chỉ về Chúa Giê-xu, từ này có thể được dịch là “thầy” nếu ngữ cảnh cho thấy nó có nghĩa là “thầy dạy đạo”.
- Nếu người gọi Chúa Giê-xu không biết Ngài thì từ “chúa” có thể được dịch là “ngài”. Cách dịch này cũng được dùng trong các ngữ cảnh khác khi đây là cách lịch sự để gọi người khác.
- Khi chỉ về Đức Chúa Cha hay Chúa Giê-xu thì thuật ngữ này được viết là “Chúa” (viết hoa). Cần đảm bảo cách dịch phải rõ ràng, tách biệt giữa từ “chúa” có nghĩa là “chủ” và “Chúa” chỉ về Đức Chúa Trời.


Chúc phước, được phước, ơn phước

“Chúc phước” cho một người hay một sự việc có nghĩa là khiến cho những điều tốt đẹp và có ích xảy ra đối với người hay sự việc được ban phước. - Chúc phước cho một người cũng có nghĩa là bày tỏ một ước muốn về những điều tích cực và có ích lợi xảy ra cho người đó. - Trong thời đại Kinh Thánh, một người cha sẽ chúc phước cho con cái của mình. - Khi người ta “chúc phước” Đức Chúa Trời hoặc có ý muốn Đức Chúa Trời được chúc phước, có nghĩa là họ đang ngợi khen Ngài. - Thuật ngữ “chúc phước” đôi khi được dùng để thánh hóa thức ăn trước khi ăn, hoặc để cảm tạ và ngợi khen Đức Chúa Trời về những thức ăn nầy.//từ lời bình luận bên dưới: Quan trọng là không định nghĩa, tập trung, hay hạn chế bởi những sự ứng dụng từ gốc của từ “chúc phước” là từ chủ yếu gợi lên sự thịnh vượng hay dư dật những thứ vật chất hay sự giàu có về mặt vật chất. Hãy xem xét những lời dạy khác trong Kinh Thánh về tình yêu của Đức Chúa Trời, sự nhân từ và ân điển mà không chỉ có trong thời xa xưa, nhưng cũng còn tồn tại đến bây giờ. Hãy xem xét sự chăm sóc, sự bảo vệ, và sự hiện diện của Thánh Linh Đức Chúa Trời. Và để chúc phước Đức Chúa Trời, chúng ta có thể dâng lên Ngài sự tạ ơn, sự cảm kích, và sự hiểu biết khi chúng ta học và theo (vâng lời) Ngài.// Gợi ý dịch: - “Chúc phước” có thể được dịch là “ban ơn dư dật cho” hoặc là “rất ân cần và quý mến”. - “Đức Chúa Trời đã đem đến mọi phước lành cho” có thể dịch là “Đức Chúa Trời đã ban mọi sự tốt lành cho” hoặc “Đức Chúa Trời chu cấp dư dật cho” hoặc “Đức Chúa Trời đem mọi sự tốt lành đến”. - “Người được chúc phước” có thể được dịch là “người sẽ được lợi nhiều” hoặc “người sẽ trải nghiệm được nhiều điều tốt đẹp” hoặc “Đức Chúa trời sẽ làm cho người được thịnh vượng”. - “Phước cho người nào” có thể dịch là “Thật tốt thay cho người nào.” - Những thành ngữ như “chúc phước Chúa” có thể dịch là “Đáng ngợi khen Đức Chúa Trời” hoặc “Ngợi khen Đức Chúa Trời” hoặc “Tôi ngợi khen Chúa”. - Trong ngữ cảnh chúc phước cho thức ăn, có thể dịch từ này là “Cảm tạ Chúa về những thức ăn nầy” hoặc “Ngợi khen Chúa vì đã ban cho thức ăn nầy” hoặc là “thánh hóa những thức ăn nầy bằng cách ngợi khen Đức Chúa Trời ban cho những thức ăn đó”.


Chấp sự

Chấp sự là người chăm lo cho các tín hữu về phương diện nhu cầu thực tế, chẳng hạn như quản lý tiền bạc và chăm sóc người thiếu thốn. - Từ ngữ “chấp sự” phát xuất trực tiếp từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “đầy tớ” hoặc “mục sư”. - Từ thời đại các Cơ Đốc nhân đầu tiên, chấp sự là vai trò và chức vụ được xác định rõ ràng trong hội thánh - Thí dụ như trong Tân Ước, chấp sự sẽ đảm bảo về số tiền cũng như thực phẩm của tín hữu chia sẻ sẽ được phân phối công bằng cho các góa phụ trong vòng hội thánh - Thuật ngữ “chấp sự” có thể được dịch là “người chăm sóc hội thánh”, “nhân sự hội thánh”, “người hầu việc Chúa tại hội thánh”, hoặc là một số cụm từ cho thấy một người được chính thức giao nhiệm vụ cụ thể giúp ích cho cộng đồng Cơ Đốc địa phương.


Chỉ định, được chỉ định

Các thuật ngữ “chỉ định” và “được chỉ định” có nghĩa là chọn người để làm một công việc hay một vai trò cụ thể. - “Được chỉ định” cũng có thể nói đến sự “được chọn” để nhận lãnh như trong câu “Phàm những kẻ đã được định sẵn cho sự sống đời đời, đều tin theo” (Công vụ 13:48) - Cụm từ “giờ đã định” nói đến “giờ được chọn” của Chúa, hoặc “giờ được lên kế hoạch” để thực hiện điều gì đó. - Từ ngữ “chỉ định” có thể được dùng với ý nghĩa là “ra lệnh”, hoặc “bổ nhiệm” một người làm một việc gì. Gợi ý dịch: - Thông thường thuật ngữ “chỉ định” có thể được dịch là “chọn lựa”, ”bổ nhiệm” hoặc “giao cho” tùy theo ngữ cảnh. - Thuật ngữ “được chỉ định” có thể được dịch là là “được bổ nhiệm”, “định sẵn” hoặc “được chọn một cách cụ thể”. - Cụm từ “được chỉ định” cũng có thể được dịch là, “được chọn.”


Con cái, con

Trong Kinh Thánh, thuật ngữ “con” thường được dùng một cách phổ biến để nói đến một người còn rất nhỏ tuổi, bao gồm cả bé sơ sinh. Thuật ngữ “con cái” là hình thức số nhiều và cũng có một số cách dùng mang tính hình tượng khác. - Trong Kinh Thánh, các môn đồ và người theo Chúa đôi khi được gọi là “con cái”. - Thông thường, thuật ngữ “con cái” được dùng để nói tới dòng dõi của một người. - Cụm từ “con cái của” có thể đề cập tới sự mô tả về điều gì đó. Có một số thí dụ về từ này như: - con cái của sự sáng - con cái của sự vâng phục - con cái ma quỷ - Thuật ngữ này cũng có thể nói đến những người là con cái thuộc linh. Ví dụ, “con cái của Đức Chúa Trời” nói đến những người thuộc về Đức Chúa Trời nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu. Gợi ý dịch: - The term "children" could be translated as "descendants" when it is referring to a person's great-grandchildren or great-great-grandchildren, etc. - Thuật ngữ “con cái” có thể được dịch là “dòng dõi” khi nói đến chắt hoặc chít của một người, v. v. - Tùy theo ngữ cảnh “con cái của” có thể được dịch là “người có đặc tính của” hoặc là “người có cách đối xử như”. - Nếu có thể, cụm từ “con cái Đức Chúa Trời” nên được dịch theo nghĩa đen vì theo một chủ đề quan trọng trong Kinh Thánh thì Đức Chúa Trời là Cha thiên thượng của chúng ta. Một cách dịch thay thế khác là “người thuộc về Đức Chúa Trời” hoặc “con cái thuộc linh của Đức Chúa Trời”. - Khi Phao-lô và Giăng đề cập đến các tín hữu trong Chúa Giê-xu như “con cái”, thì có thể dịch là “các tín hữu thân mến”. - Cụm từ “con của lời hứa” có thể được dịch là “người đã nhận lãnh lời Đức Chúa Trời hứa cho họ”.


Con gái Si-ôn

“Con gái Si-ôn” là một cách nói bóng bẩy khi đề cập đến dân Y-sơ-ra-ên. Cụm từ này được dùng trong các lời tiên tri. - Trong Cựu Ước, “Si-ôn” thường được dùng như một tên khác chỉ về thành Giê-ru-sa-lem. - Cả “Si-ôn” và “Giê-ru-sa-lem” cũng được dùng để nói đến Y-sơ-ra-ên. - “Con gái” là một từ mang nghĩa yêu mến hoặc tình cảm. Đây là từ ẩn dụ nói đến sự kiên nhẫn và chăm sóc mà Đức Chúa Trời dành cho dân sự Ngài. Gợi ý dịch - Có thể dịch cụm từ này là, “con gái Y-sơ-ra-ên của Ta, đến từ Si-ôn”, “hỡi dân cư Si-ôn, là dân như con gái của Ta” hoặc “hỡi Si-ôn, dân Y-sơ-ra-ên yêu dấu của Ta.” - Tốt nhất là nên giữ tên gọi “Si-ôn” trong thành ngữ này vì nó được dùng nhiều lần trong Kinh Thánh. Trong bản dịch có thể ghi chú lại từ này để giải thích ý nghĩa bóng và cách dùng trong lời tiên tri. - Cũng tốt hơn là nên giữ từ “con gái” trong phần dịch cách diễn đạt, nếu như từ này được hiểu chính xác.


Con Người

“Con Người” là danh hiệu Chúa Giê-xu dùng để chỉ về chính mình. Trong Cựu Ước, từ “con người” là cách nói đến một người. - Trong Cựu Ước, cụm từ “con người” thường có nghĩa là “người” hay “loài người." - Đức Chúa Trời dùng từ “con người” như một cách gọi, chẳng hạn khi Ngài phán cùng Ê-xê-chi-ên “…hỡi con người, hãy nói tiên tri…” Cách gọi này được dùng xuyên suốt trong sách Ê-xê-chi-ên." - Chúa Giê-xu thường dùng từ này để chỉ về chính mình thay vì nói “Ta”. Đây cũng có thể là cách nói khiêm tốn chỉ về bản thân trong thời đó." - Tiên tri Đa-ni-ên nhìn thấy khải tượng “con người” ngự xuống với đám mây, điều này chỉ về sự trở lại của Chúa Cứu Thế. Chúa Giê-xu cũng phán rằng một ngày nào đó Con Người sẽ trở lại trên những đám mây. - Chúa Giê-xu nói về chính Ngài rằng rồi đây “Con Người” sẽ trở lại trong đám mây. - Những chi tiết về việc Chúa Giê-xu trở lại trên những đám mây bày tỏ Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch - Trường hợp khi Chúa Giê-xu dùng từ “Con Người” thì có thể dịch là “Đấng đến làm người”, “Người đến từ thiên đàng” hay “Đấng đến từ thiên đàng”." - Một số dịch giả thỉnh thoảng dùng từ “Ta” đi kèm với cụm từ này (chẳng hạn như “Ta, Con Người”) để làm rõ Chúa Giê-xu đang nói về chính Ngài


Con trai, con trai của

Từ “con trai” chỉ về một cậu bé hoặc một người nam trong mối quan hệ với ba mẹ. Từ này có thể chỉ về con trai ruột hoặc con trai được nhận nuôi.
- Trong Kinh Thánh “con trai” thường được dùng theo nghĩa tượng trưng để chỉ về bất kì những hậu tự nào là nam giới, chẳng hạn như cháu hoặc chắc.
- Từ “con trai” cũng được dùng làm cách gọi lịch sự để gọi một cậu bé hoặc người nam nhỏ tuổi hơn. - Đôi khi cụm từ “các con trai của Đức Chúa Trời” được dùng theo nghĩa hình tượng trong Tân Ước để chỉ về những người tin nơi Đấng Christ. - Cụm từ “con trai của” có nghĩa bóng là “có bản tính của”. Ví dụ như “con trai của sự sáng”, “con trai của sự không vâng lời”, “con trai của hòa bình”, “con trai của sấm sét”.
- Cụm từ “con trai của” thường được dùng để cho biết cha của người đó là ai. Cụm từ này thường được dùng trong gia phả và nhiều chỗ khác. - Sử dụng cụm từ “con trai của” để cho biết tên cha của người đó thường giúp phân biệt những người có cùng tên. Chẳng hạn như “A-xa-ria, con trai của Xa-đốc” và “A-xa-ria, con trai của Na-than” trong I Các Vua 4 với “A-xa-ria, con trai A-ma-xia” ở II Các vua 15 là ba người khác nhau.
Gợi ý dịch:
- Hầu hết nên dịch từ “con trai” bằng thuật ngữ nghĩa đen nói đến con trai ngôn ngữ dịch.
- Nên dùng từ “con trai” theo nghĩa thông thường để dịch cho cụm từ “Con trai của Đức Chúa Trời”. - Khi từ này được dùng để chỉ về một hậu duệ chứ không phải là con trai trực tiếp thì có thể dịch bằng từ “dòng dõi”, như khi nói Chúa Giê-xu là “dòng dõi của vua Đa-vít” hoặc trong gia phả đôi khi từ “con trai” chỉ về một hậu duệ. - Đôi khi từ “con trai” có thể được dịch là “con cái” khi ám chỉ đến cả con trai và con gái. Chẳng hạn như “con trai của Đức Chúa Trời” nên dịch là “con cái của Đức Chúa Trời” vì cách nói này bao gồm cả các em gái và phụ nữ. - Cách nói tượng trưng “con của” có thể được dịch là “người có bản tính của”, “người giống”, “người có” hay “người hành động giống”.


Con Đức Chúa Trời, Đức Chúa Con

Con Đức Chúa Trời là Chúa Giê-xu, Ngài đến thế gian làm người để cứu chuộc và cai trị thế gian." - Con Đức Chúa Trời có bản tính giống như Đức Chúa Cha, và như vậy Ngài hoàn toàn là Đức Chúa Trời. - Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Linh có cùng một bản tính. - Không giống như con trai loài người, Con Đức Chúa Trời luôn luôn tồn tại. - Ban đầu, Con Đức Chúa Trời đã vận hành trong sự sáng tạo thế giới cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Thánh Linh. - Vì Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời nên Ngài yêu mến và vâng phục Cha, Cha cũng yêu mến Ngài. Gợi ý dịch - Đối với thuật ngữ “Con Đức Chúa Trời”, tốt nhất nên dịch từ “Con” bằng từ tương tự ở ngôn ngữ dịch chỉ về con trai thuộc thể của một người cha. - Cần đảm bảo cách dịch từ “con trai” phù hợp với cách dịch từ “cha” và chúng là những từ tự nhiên nhất để thể hiện mối quan hệ cha-con thực sự. - In hoa chữ đầu tiên trong từ “Con” để cho thấy đang nói về Đức Chúa Trời.


Các con trai của Đức Chúa Trời

Thuật ngữ “con trai của Đức Chúa Trời” là cách nói tượng trưng mang nhiều ý nghĩa. Cụm từ “con trai của” thường chỉ về việc có bản tính giống điều gì hay ai đó. - Trong Tân Ước, từ “các con trai của Đức Chúa Trời” chỉ về tất cả những tín hữu ở Giê-ru-sa-lem và thường được dịch là “con cái của Đức Chúa Trời”. - Trong Cựu Ước, thuật ngữ “các con trai của Đức Chúa Trời” thường được dùng để chỉ về thiên sứ. - Trong Sáng Thế Ký 6, một số người giải thích “các con trai của Đức Chúa Trời” là những thiên sứ sa ngã, tức là những ác linh và quỷ dữ. Một số khác cho rằng nó có thể chỉ về những nhà lãnh đạo chính trị quyền lực hoặc là dòng dõi của Sết. - Trong Tân Ước, từ “các con trai của Đức Chúa Trời” chỉ về tất cả những tín hữu ở Giê-ru-sa-lem và thường được dịch là “con cái của Đức Chúa Trời”. - Cụm từ này bày tỏ mối liên hệ với Đức Chúa Trời giống như mối liên hệ giữa con trai và cha, cùng với tất cả những đặc quyền một người con trai được hưởng. - Danh hiệu “Con trai của Đức Chúa Trời” là một danh hiệu khác, chỉ về Chúa Giê-xu, Ngài là Con một của Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch: - Khi “các con trai của Đức Chúa Trời” chỉ về các Cơ Đốc nhân tin Chúa Giê-xu thì có thể dịch cụm từ này là “con cái của Đức Chúa Trời”. - Các cách khác để dịch cụm từ “các con trai của Đức Chúa Trời” có thể bao gồm “các thiên sứ”, “các thể linh” hoặc “quỷ dữ” tùy vào ngữ cảnh. - Tham khảo thêm đường link cho từ “con trai”.


Cám dỗ, sự cám dỗ

Cám dỗ là cố gắng xui khiến ai đó phạm điều sai trái. - Sự cám dỗ là điều nào đó khiến cho một người muốn hành động sai trái. - Con người bị cám dỗ bởi bản chất tội lỗi của họ và bởi những người khác. - Sa-tan cũng cám dỗ con người không vâng lời Đức Chúa Trời và phạm tội chống lại Ngài bằng cách làm những điều xấu. - Sa-tan cám dỗ Chúa Giê-xu và cố gắng khiến Ngài làm điều sai trái, nhưng Chúa Giê-xu từ chối mọi cám dỗ của Sa-tan và không hề phạm tội. - Thuật ngữ “cám dỗ” cũng dùng để chỉ về việc cám dỗ Chúa, nghĩa là ngoan cố không vâng lời Ngài đến chỗ Ngài phải sửa phạt những kẻ bất tuân mệnh lệnh đó. Đây cũng được gọi là “thách thức” Chúa. Gợi ý dịch - Từ “cám dỗ” có thể được dịch là “cố gây ra sự phạm tội” hay “lôi kéo” hay “tạo nên ham muốn phạm tội.” - Từ “cám dỗ” cũng có nghĩa là “chịu thử thách”. - Những cách dịch “sự cám dỗ” bao gồm “những thứ cám dỗ” hay “những thứ lôi kéo ai đó phạm tội” hay “những thứ tạo nên ham muốn làm điều sai trật.”


Còn sót lại

“Còn sót lại” chỉ về người hay vật “còn lại” hay “còn thừa lại” từ một nhóm lớn. - Thường thì từ này chỉ về những người còn sống sót sau khi bị đe doạ mạng sống hay những người còn trung thành với Chúa sau khi trải qua cơn bắt bớ. - Ê-sai gọi nhóm người Do Thái còn sống sót sau những đợt tấn công từ bên ngoài và sinh tồn để trở về miền Đất hứa Ca-na-an là những người còn sót lại. - Phao-lô nói rằng sẽ có những người “còn sót lại” được Đức Chúa Trời lựa chọn để nhận lấy ân điển Ngài. - Từ “còn sót lại” ngụ ý rằng có những người khác không giữ được lòng trung thành, không sống sót hay không được chọn. Gợi ý dịch: - Cụm từ “những người còn sót lại” có thể được dịch là “những người còn lại”, “những người còn trung thành” hay “những người được chừa lại”. - Cụm từ “toàn bộ những người còn sót lại” có thể được dịch là “tất cả những người còn lại” hay “những người được chừa lại”.


Công bình, sự công bình

Các thuật ngữ “công bình” hay “sự công bình” chỉ về sự tốt lành, công chính, thành tín và yêu thương toàn vẹn của Đức Chúa Trời. Vì Đức Chúa Trời là công bình nên Ngài phải lên án tội lỗi. - Những thuật ngữ này cũng được dùng để mô tả về người vâng lời Chúa và sống đạo đức. Nhưng vì mọi người đều phạm tội nên không ai ngoại trừ Chúa là công bình trọn vẹn. - Một số ví dụ về những người được Kinh Thánh gọi là “công bình” bao gồm Nô-ê, Gióp, Áp-ra-ham, Xa-cha-ri và Ê-li-sa-bét. - Khi con người tin nhận Chúa Giê-xu để được cứu rỗi thì Đức Chúa Trời tẩy sạch tội lỗi họ và xưng họ là công bình dựa trên sự công bình của Chúa Giê-xu. Gợi ý dịch: - Khi nói về Đức Chúa Trời thì thuật ngữ “công bình” có thể được dịch là “hoàn toàn tốt lành và công chính” hay “luôn hành động đúng đắn”. - “Sự công bình” của Đức Chúa Trời cũng có thể được dịch là “sự công chính” hay “sự thành tín và tốt lành trọn vẹn”. - Khi nói về những người vâng lời Đức Chúa Trời thì thuật ngữ “công bình” cũng có thể được dịch là “đạo đức”, “chính trực” hay “sống một đời sống làm vui lòng Chúa”. - Cụm từ “người công bình” cũng có thể được dịch là “người ngay thẳng” hay “người kính sợ Chúa”. - Tuỳ vào ngữ cảnh, “sự công bình” cũng có thể được dịch bằng một từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa là “tốt lành”, “công chính”, “trọn vẹn trước mặt Chúa”, “sống đúng bằng cách vâng lời Chúa” hoặc “hành động hoàn toàn đúng”. - Đôi khi từ “người công bình” được dùng theo nghĩa bóng và nói đến “những người nghĩ mình là tốt lành” hay “những người tỏ vẻ công bình”.


Công bình, sự công bình, cách công bình

Những thuật ngữ này có nghĩa là đối xử bình đẳng, đúng đắn với tất cả mọi người theo luật pháp của Đức Chúa Trời và của đất nước. Luật pháp của con người phản ánh tiêu chuẩn của Đức Chúa Trời về thái độ đúng đắn với người khác cũng mang tính công bình. - “Công bình” là hành động công bằng, đúng đắn với người khác. Nó cũng bao hàm sự trung thực và chính trực làm những điều ngay lành trước mặt Chúa. - Hành động “cách công bình” nghĩa là đối xử với mọi người theo cách đúng đắn, tốt lành và phù hợp với luật pháp của Đức Chúa Trời. - Nhận được sự công bình có nghĩa là được đối xử công bằng theo luật pháp, được luật pháp bảo vệ hoặc bị trừng phạt vì phá luật. - Sometimes the term "just" has the broader meaning of "righteous" or "following God's laws." Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, các cách dịch khác cho từ “công bình” có thể bao gồm “đạo đức” hay “công bằng." - Từ “sự công bình” có thể được dịch là “sự đối xử công bằng” hay “kết quả xứng đáng “. - “Hành động cách công chính” có thể dịch là “đối xử công bằng” hoặc “ăn ở cách ngay thẳng”. - Hành động công bình có thể được dịch là “đối xử công bằng (với ai đó)”


Cơ Đốc nhân

Sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên một thời gian, người ta lập ra tên gọi “Cơ Đốc nhân”, có nghĩa là “những môn đồ của Đấng Christ”. - Chính thành An-ti-ốt là nơi các môn đồ của Chúa Giê-xu lần đầu tiên được gọi là “Cơ Đốc nhân”. - Cơ Đốc nhân là người tin rằng Chúa Giê-xu là Con Đức Chúa Trời, và là người tin cậy Chúa Giê-xu cứu họ khỏi tội. - Trong thời hiện đại của chúng ta, thuật ngữ “Cơ Đốc nhân” thường dành cho người gắn bó với Cơ Đốc giáo, nhưng không hẳn là theo Chúa Giê-xu. Đây không phải là ý nghĩa của từ “Cơ Đốc nhân” trong Kinh Thánh. - Vì thuật ngữ “Cơ Đốc nhân” trong Kinh Thánh luôn đề cập đến người hoàn toàn tin Chúa Giê-xu, nên Cơ Đốc nhân cũng được gọi là “tín hữu”. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ này có thể được dịch là “môn đồ của Đấng Christ” hay đại loại là “người Cơ Đốc”. - Đảm bảo cách dịch thuật ngữ nầy phải khác với cách dịch của từ môn đồ hay sứ đồ. - Lưu ý dịch thuật ngữ nầy bằng một từ ngữ có thể nói đến mọi người tin Chúa Giê-xu Christ, không phải chỉ là một số người nào đó. - Cũng suy nghĩ thêm xem thuật ngữ nầy được dịch như thế nào trong bản dịch Kinh Thánh bằng ngôn ngữ địa phương hay là quốc gia.


Cơn thịnh nộ, cơn giận

Cơn thịnh nộ là một cơn giận dữ dội đôi khi kéo dài. Cụm từ này đặc biệt chỉ về sự xét đoán công bình của Đức Chúa Trời đối với tội lỗi và hình phạt cho những người chống nghịch Ngài. - Trong Kinh Thánh, “cơn thinh nộ” thường chỉ về sự tức giận của Đức Chúa Trời đối với những người phạm tội với Ngài. - “Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời” có thể chỉ về sự xét đoán và trừng phạt tội lỗi của Ngài. - Cơn thạnh nộ của Chúa là án phạt công bình cho những ai không ăn năn tội lỗi. Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh, các cách dịch khác có thể bao gồm “cơn giận dữ dội”, “sự phán xét công bình” hoặc “sự tức giận”. - Khi nói đến thịnh nộ của Đức Chúa Trời, cần đảm bảo những từ hoặc cụm từ được dịch không mang hàm ý nói đến cơn giận có tính chất tội lỗi. Cơn thịnh nộ của Đức Chúa Trời là công chính là thánh khiết.


cầu nguyện, lời cầu nguyện

Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa. - Người ta thường cầu nguyện để xin Chúa giúp đỡ họ hay người khác. - Người ta cũng tạ ơn và ngợi khen Chúa trong lời cầu nguyện. - Cầu nguyện cũng có nghĩa là xưng tội của chúng ta trước mặt Chúa và cầu xin Ngài tha thứ. - Khi người ta cố gắng nói chuyện với tà thần của họ thì cũng được gọi là “cầu nguyện”.


Cầu thay, sự cầu thay

“Cầu thay” và “sự cầu thay” nói về việc thay mặt cho một người để nhờ vả một người khác. Trong Kinh Thánh, từ này thường dùng để nói về lời cầu nguyện cho người khác. - "Thực hiện sự cầu thay cho" và "cầu thay cho" có nghĩa là cầu xin Đức Chúa Trời vì lợi ích của người khác. - Kinh Thánh dạy rằng Đức Thánh Linh cầu thay cho chúng ta, có nghĩa là Ngài cầu nguyện với Đức Chúa Trời cho chúng ta. - Một người cầu thay cho người khác bằng cách thay họ hỏi xin người có quyền lực. Gợi ý dịch - Các cách khác để dịch "cầu thay" có thể bao gồm, "cầu xin cho" hay "nài nỉ”


cắt bì, phép cắt bì

Thuật ngữ “cắt bì” có nghĩa là cắt bao quy đầu của bé trai hoặc của người đàn ông. Nghi lễ cắt bì có thể được thực hiện liên quan đến việc nầy. - Đức Chúa Trời phán dạy Áp-ra-ham cắt bì mỗi thành viên nam trong gia đình và các đầy tớ nam như là một dấu hiệu về giao ước của Đức Chúa Trời với họ. - Đức Chúa Trời cũng truyền dạy dòng dõi Áp-ra-ham tiếp tục làm phép cắt bì cho các bé trai sinh ra trong gia đình họ. - Cụm từ “phép cắt bì bởi trong lòng” đề cập đến sự “cắt bỏ” hay xóa tội người đó một cách trừu tượng. - Theo ý nghĩa thuộc linh, “người được cắt bì” là người được Đức Chúa Trời tẩy sạch tội lỗi nhờ huyết của Chúa Giê-xu và trở nên dân Ngài. - Thuật ngữ “người không cắt bì” nói đến những người chưa chịu phép cắt bì về phương diện thuộc thể. Theo nghĩa bóng, thuật ngữ này cũng có thể nói đến những người chưa chịu phép cắt bì về phương diện thuộc linh, là những người không có mối quan hệ với Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch: - Nếu trong nền văn hóa của ngôn ngữ đích có thực hiện phép cắt bì cho nam giới, thì nên sử dụng từ được dùng để chỉ về phép cắt bì. - Có thể dịch thuật ngữ này là “cắt chung quanh”, “cắt theo vòng tròn” hoặc là “cắt bao quy đầu.” - Trong nền văn hóa mà phép cắt bì không phổ biến, điều cần thiết là giải thích phép cắt bì trong phần ghi chú hay trong từ điển thuật ngữ. - Đảm bảo thuật ngữ được dùng để dịch không nhắc đến phụ nữ. Điều cần thiết là phải dịch thuật ngữ nầy bằng một từ hay là cụm từ bao gồm ý nghĩa của “giống đực”.


Cổ vũ, sự cổ vũ

Thuật ngữ “cổ vũ” có nghĩa là mạnh mẽ khuyến khích và thúc đẩy người ta làm điều đúng đắn. Sự khuyến khích như vậy là “sự cổ vũ”. - Mục đích của sự cổ vũ là thuyết phục người khác tránh xa tội lỗi và vâng theo ý chỉ của Đức Chúa Trời. - Tân Ước dạy tín hữu Cơ đốc cổ vũ lẫn nhau trong tình yêu thương, chứ không phải nói lời cay nghiệt hoặc sấc sược. Gợi ý dịch - Tùy theo ngữ cảnh, có thể dịch “cổ vũ” là “thúc đẩy mạnh mẽ” hoặc là “thuyết phục” hoặc “khuyên bảo”. - Đảm bảo cách dịch thuật ngữ nầy không ngụ ý nói rằng người cổ vũ đang tức giận Nên nhấn mạnh về sự mạnh mẽ và nghiêm túc, nhưng không nên đề cập đến lời nói tức tối. - Trong đa số ngữ cảnh, nên dịch thuật ngữ “cổ vũ” khác với “khuyến khích” với ý nghĩa truyền cảm hứng, dỗ dành, hoặc an ủi. - Thông thường có thể dịch thuật ngữ nầy khác với thuật ngữ “khiển trách”, có nghĩa là cảnh báo hay sửa sai người nào đó vì những hành động sai trái của họ.


Cứu, an toàn

Từ “cứu” chỉ về việc gìn giữ một người hay một vật khỏi điều xấu xa hay bị thiệt hại. “An toàn” là được bảo vệ khỏi thiệt hại hay nguy hiểm. - Từ “giải cứu” cũng có ý nghĩa tương tự nhưng thường có ngụ ý là được đem ra khỏi tình trạng đang phải chịu tổn hại. - Về thuộc thể, một người có thể được cứu hay được giải cứu khỏi những tổn hại, nguy hiểm hay sự chết. - Người ta có thể cứu hay giải cứu một người khỏi nguy hiểm, nhưng chỉ duy Đức Chúa Trời có thể cứu con người khỏi bị trừng phạt đời đời do hậu quả của tội lỗi. Gợi ý dịch - Các cách dịch từ “cứu” có thể bao gồm “giải thoát”, “giữ khỏi nguy hại”, “đem ra khỏi con đường nguy hại” hay “kéo ra khỏi nguy hiểm”. Từ “an toàn” có thể được dịch là “được bảo vệ khỏi nguy hại”, “nằm ngoài con đường nguy hại” hay “ở nơi không điều gì có thể làm hại”.


Do Thái, người Do Thái

Người Do Thái là dòng dõi của Áp-ra-ham qua cháu của ông là Gia-cốp. - Người ta bắt đầu gọi dân Y-sơ-ra-ên là “người Do Thái” sau khi họ trở về Giu-đa từ cuộc lưu đày tại Ba-by-lôn. - Từ “Do Thái” xuất phát từ chữ “Giu-đa”. Những người Y-sơ-ra-ên bị đưa sang Ba-by-lôn xuất thân từ vương quốc Giu-đa ở phía nam. - Chúa Cứu Thế Giê-xu là người Do Thái. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo tôn giáo người Do Thái chối bỏ Chúa Giê-xu và yêu cầu xử tử Ngài.


Dân của Đức Chúa Trời, dân ta

Thuật ngữ “dân của Đức Chúa Trời” chỉ về những người được Đức Chúa Trời gọi ra từ thế gian để có mối quan hệ đặc biệt với Ngài. - Khi Đức Chúa Trời nói “dân ta” nghĩa là Ngài đang nói về những người đã được chọn và có mối quan hệ với Ngài. - Dân của Đức Chúa Trời được Ngài lựa chọn và biệt riêng ra khỏi thế gian để sống làm vui lòng Ngài. Ngài cũng gọi họ là con cái của Ngài. - Trong Cựu Ước, từ “dân của Đức Chúa Trời” chỉ về dân tộc Y-sơ-ra-ên, là dân được Ngài chọn và biệt riêng khỏi những dân tộc khác trên thế giới để phục vụ và vâng lời Ngài. - Trong Tân Ước, “dân của Đức Chúa Trời” đặc biệt chỉ về những người tin nhận Chúa Giê-xu và được gọi là Hội Thánh. Cụm từ này bao gồm cả người Do Thái và người ngoại. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “dân của Đức Chúa Trời” có thể được dịch là “dân của Đức Chúa Trời”, “người thờ phượng Đức Chúa Trời”, “người hầu việc Đức Chúa Trời” hoặc “dân thuộc về Đức Chúa Trời”. - Khi Chúa nói “dân sự ta” thì có thể dịch là “dân ta đã chọn”, “dân thờ phượng ta” hoặc “dân thuộc về ta”.
- Tương tự, “dân sự Chúa” có thể được dịch là “dân thuộc về Chúa”, “dân Ngài đã chọn để thuộc về Ngài”. - Cũng vậy, “dân sự Ngài” có thể được dịch là “dân thuộc về Ngài”, “dân Chúa đã chọn để thuộc về chính Ngài”.


Dân ngoại

Người ngoại là không thuộc dòng dõi của Gia-cốp hay của mười hai con trai của Gia-cốp. Vậy, dân ngoại không phải là dân Do Thái. - Trong Kinh Thánh, có khi dân ngoại được nhắc đến như là « người không cắt bì” vì nhiều người trong số họ không cắt bì cho con trai giống như dân Do Thái. - Vì Chúa chọn dân Do Thái làm tuyển dân của Ngài, nên họ nghĩ dân ngoại là những người ở bên ngoài không bao giờ có thể làm dân của Chúa. - Dân Do Thái còn được gọi là dân Y-sơ-ra-ên hay dân Hê-bơ-rơ vào các thời điểm lịch sử khác nhau. Những người khác được gọi là dân ngoại. - Dân ngoại cũng có thể được dịch thành “không thuộc Do Thái” hay “không phải dân Do Thái” hay “không phải dân Y-sơ-ra-ên” (Cựu Ước). - Theo truyền thống, dân Do Thái không ăn chung với dân ngoại, điều này ban đầu gây nên các vấn đề trong hội thánh thời kỳ đầu tiên.


dấu hiệu, bằng chứng, điều nhắc nhở

Dấu hiệu là một vật, một sự kiện hay một hành động mang ý nghĩa đặc biệt. - Dấu hiệu có thể là điều nhắc nhở về một lời hứa: - Đức Chúa Trời tạo nên cầu vồng trên bầu trời làm dấu hiệu để nhắc con người nhớ rằng Ngài sẽ không bao giờ diệt hết mọi loài sống trên trái đất bằng nước lụt nữa. - Đức Chúa Trời truyền cho dân Y-sơ-ra-ên làm phép cắt bì cho những con trai của họ để làm dấu chỉ giao ước giữa Ngài với họ. - Dấu hiệu có thể mặc khải hay bày tỏ điều gì đó: - Thiên sứ báo cho những mục đồng dấu hiệu để nhận biết con trẻ nào ở Bêt-lê-hem mới được sinh ra là Đấng Cứu Thế. - Giu-đa hôn Chúa Giê-xu làm dấu cho những nhà lãnh đạo tôn giáo biết họ cần bắt người nào. - Dấu hiệu có thể chứng minh một điều là đúng: - Phép lạ được làm bởi những vị tiên tri và các sứ đồ là dấu hiệu minh chứng họ đang rao truyền sứ điệp của Đức Chúa Trời. - Phép lạ Chúa Giê-xu làm là dấu hiệu minh chứng Ngài thật sự là Đấng Cứu Thế. Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, từ “dấu hiệu” có thể được dịch là “tín hiệu”, “biểu tượng”, “biểu hiện”, “bằng chứng”, “chứng cứ” hay “cử chỉ”." - Một số ngôn ngữ có thể có những từ khác nhau để chỉ về “dấu hiệu” chứng minh một điều gì đó và “dấu lạ” chỉ về một phép lạ.


Ghen tuông, lòng ghen tuông

Từ “ghen tuông” và “lòng ghen tuông” có nghĩa đen chỉ về khát vọng mạnh mẽ muốn bảo vệ sự trong sáng của một mối quan hệ. Chúng cũng chỉ về khao khát mãnh liệt muốn giữ quyền sở hữu một người hay một vật. - Những từ này mô tả cảm xúc của một người khi nhận thấy người phối ngẫu đã không còn chung thủy với mình trong hôn nhân. - Kinh Thánh thường dùng từ này để chỉ về lòng khao khát mạnh mẽ của Đức Chúa Trời muốn dân sự Ngài luôn trong sạch và không bị ô uế bởi tội lỗi. - Đức Chúa Trời muốn danh của Ngài phải được tôn vinh và kính trọng. - Từ này còn có nghĩa là “ghen tị”, tức là giận dữ khi người khác thành công, đặc biệt là khi cho rằng người đó đã cướp đi sự thành công của mình." Gợi ý dịch - Các cách dịch từ “ghen tuông” có thể bao gồm “khát vọng mạnh mẽ muốn bảo vệ” hay “khao khát sở hữu” - “Lòng ghen tuông” có thể được dịch là “cảm xúc mãnh liệt muốn bảo vệ” hay “cảm giác muốn sở hữu”. - Khi nói về Đức Chúa Trời, cần đảm bảo cách dịch những từ này không mang ý nghĩa tiêu cực chỉ về mong muốn sai trái hay bực tức người khác. - Trong ngữ cảnh chỉ về cảm giác giận dữ sai trái với người thành công hơn mình thì có thể dùng từ “đố kỵ” và “lòng đố kỵ”. Tuy nhiên không nên dùng những từ này để nói về Đức Chúa Trời.


Gia-vê

Thuật ngữ “Gia-vê” là danh xưng của Chúa mà Ngài đã mặc khải cho Môi-se tại bụi gai cháy - Danh xưng “Gia-vê” có nghĩa gốc là “là” hay "tồn tại." - Danh xưng này có thể mang nghĩa “Ngài là”, “Ta là” hoặc “Đấng khiến mọi thứ trở nên có.” - Danh xưng này cho thấy rằng Đức Chúa Trời là Đấng hằng sống; Ngài đã luôn sống và sẽ sống muôn đời. Danh xưng này cũng có nghĩa là Ngài luôn hiện diện. - Nhiều bản dịch Kinh Thánh trong các ngôn ngữ chính như tiếng Anh, tiếng Pháp, và tiếng Tây Ban Nha đã dùng danh xưng tương đương là “CHÚA” để mô tả danh xưng “Gia-vê.” Ví dụ như, trong nguyên văn viết là "Ta là Gia-vê, Đức Chúa Trời của các ngươi" thì thường được dịch ra là, "Ta là CHÚA, Đức Chúa Trời của các ngươi." Từ này được viết in hoa để tỏ lòng tôn kính tên gọi riêng của Đức Chúa Trời. - Một số hệ phái ưu tiên sử dụng từ "CHÚA" thay cho "Gia-vê." - Tuy nhiên, bản dịch ULB và UDB luôn dịch tên riêng của Đức Chúa Trời là "Gia-vê," theo đúng như phiên âm của tiếng Hê-bơ-rơ trong Cựu Ước. - Trong Tân Ước, tên gọi riêng "Gia-vê" không hề được nhắc đến. Thay vào đó, Tân Ước dùng từ "Chúa." Gợi ý dịch - "Gia-vê" có thể được dịch bằng một từ hay cụm từ có nghĩa “Ta là”, “Đấng sống” hay "Đấng tự hữu" hay "Ngài là Đấng hằng sống." - Từ này cũng có thể được phiên âm ra theo cách từ "Gia-vê" được phát âm. - Lưu ý rằng tốt nhất không nên dịch từ này ra là "Giê-hô-va," là từ được tạo ra bằng cách kết hợp các nguyên âm trong tiếng Hê-bơ-rơ của từ "Chúa" cùng với các phụ âm của từ "Gia-vê."


Giao ước

Giao ước là một thỏa thuận long trọng, mang tính ràng buộc giữa hai bên mà một trong hai bên phải thực hiện. - Thỏa thuận này có thể là giữa cá nhân, giữa nhóm người, hoặc giữa Đức Chúa Trời với dân sự. - Khi người ta lập giao ước với nhau, họ hứa sẽ hoàn thành một việc gì đó, và họ phải thực hiện. - Những trường hợp về giao ước giữa con người với nhau bao gồm giao ước hôn nhân, hợp đồng làm ăn và hiệp ước giữa các quốc gia. - Trong Kinh Thánh, Đức Chúa Trời có lập một số giao ước khác nhau với dân Ngài. - Trong một số giao ước, Đức Chúa Trời hứa sẽ hoàn thành về phần Ngài đã hứa mà không cần điều kiện nào. Thí dụ như khi lập giao ước với con người, Ngài hứa sẽ không bao giờ hủy diệt trái đất bằng cơn đại hồng thủy một lần nữa, lời hứa nầy không có điều khoản nào cho dân Ngài phải thực hiện. - Trong các giao ước khác, Đức Chúa Trời hứa sẽ thực hiện lời hứa về phía Ngài chỉ khi nào dân Ngài vâng theo và thực hiện lới hứa của họ với Ngài. Gợi ý dịch: - Tùy theo ngữ cảnh, có thể dịch thuật ngữ này là “thỏa thuận ràng buộc”, “lời hứa trịnh trọng”, “lời cam kết”, “hợp đồng”. - Một số ngôn ngữ khác có thể có nhiều từ ngữ khác có ý nghĩa là giao ước tùy theo một bên hay hai bên đã hứa rằng sẽ thực. Nếu giao ước chỉ do một bên thực hiện thì nên dịch là “lời hứa” hoặc là “cam kết” - Đảm bảo bản dịch của thuật ngữ nầy không mang ý là người ta Gợi ý dịch một giao ước. Trong tất cả các trường hợp các giao ước giữa Đức Chúa Trời và con người, chính Đức Chúa Trời đề xướng lập giao ước.


Giá chuộc

Giá chuộc là một khoản tiền hay khoản thanh toán được yêu cầu hoặc chi trả để phóng thích một người đang bị bắt giữ. - Động từ “chuộc” có nghĩa là phải chi trả hay tự hy sinh để giải cứu người đang bị bắt giữ, bị làm nô lệ hay bị bỏ tù. Từ này có nghĩa là “mua lại”, tương tự như “chuộc lại”. - Chúa Giê-xu chịu chết làm giá chuộc để giải phóng tội nhân khỏi ách nô lệ của tội lỗi. Hành động Đức Chúa Trời mua chuộc con người bằng cách trả án phạt tội lỗi cho họ còn được Kinh Thánh gọi là “sự cứu chuộc”. Gợi ý dịch: - Từ “chuộc” có thể được dịch là “trả để phóng thích”, “trả giá để giải phóng” hoặc “mua lại” ai đó. - Cụm từ “trả tiền chuộc” có thể được dịch là “trả giá (cho sự tự do)”, “trả án phạt (để giải phóng một người)” hoặc “thanh toán theo yêu cầu”.


Gọi, kêu gọi, được kêu gọi, gọi ra

Những thuật ngữ “gọi” và “gọi ra” có nghĩa đen là gọi hay nói to lên cho người không đứng gần họ. Những thuật ngữ nầy cũng có vài ý nghĩa hình tượng khác. - “Gọi ra” có nghĩa là kêu hay nói to cho người ở xa có thể nghe. Cũng có nghĩa là cầu xin sự giúp đỡ, đặc biệt là cầu xin Đức Chúa Trời. - Thông thường trong Kinh Thánh, “kêu gọi” có nghĩa là “triệu đến”, “triệu tập”, hoặc là “yêu cầu đến”. - Đức Chúa Trời kêu gọi mọi người đến với Ngài và trở thành dân sự Ngài. Đây là “tiếng gọi” của họ. - Thuật ngữ “được kêu gọi” sử dụng trong Kinh Thánh có nghĩa là Đức Chúa Trời đã chọn lựa mọi người làm con cái Ngài, đầy tớ của Ngài và là người công bố sứ điệp cứu rỗi của Ngài qua Chúa Giê-xu. - Thuật ngữ nầy cũng được dùng trong ngữ cảnh đặt tên cho một người. Ví dụ, “người ấy được gọi là Giăng”, có nghĩa “Ông ấy tên là Giăng” hoặc “Tên của ông ấy là Giăng” - “Gọi bằng tên là” có nghĩa là “được đặt tên”. Đức Chúa Trời phán rằng Ngài kêu gọi mọi người bằng tên của họ. - Một cụm từ khác “Ta đã gọi tên ngươi” có nghĩa là Đức Chúa Trời biết rõ tên của một người và chọn lựa người đó một cách cụ thể. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “kêu gọi” có thể được dịch bằng một từ ngữ có nghĩa là “triệu tập” bao gồm ý định hay mục đích trong sự triệu tập. - Thành ngữ “kêu cầu đến Ngài” có thể dịch nghĩa là “nhờ giúp đỡ” hay là “khẩn nài”. - Khi Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời đã “kêu gọi” chúng ta làm tôi tớ Ngài, có thể dịch là “chọn chúng ta một cách đặc biệt” hoặc là “chỉ định chúng ta” làm tôi tớ Ngài. - “Ngươi phải đặt tên cho đứa trẻ là” có thể dịch là “Ngươi phải đặt tên cho nó là” - “Anh ta có tên là” có thể dịch là “tên anh ta là” hay “anh ta tên là”. - Động từ “gọi to” có thể dịch nghĩa là “kêu to”, “la to” hay “nói lớn tiếng”. Phải đảm bảo bản dịch của thuật ngữ nầy nghe không có vẻ là người đó đang tức giận. - Cụm từ “sự kêu gọi của bạn” có thể dịch nghĩa là “mục đích của bạn”, “mục đích của Đức Chúa Trời dành cho bạn” hoặc “công việc đặc biệt của Đức Chúa Trời dành cho bạn”. - Cụm từ “kêu cầu danh Chúa” có thể được dịch là “tìm kiếm Chúa và tin cậy Ngài” hoặc là “tin cậy và vâng lời Chúa”. - Động từ “kêu gọi cho” có thể dịch nghĩa là “đòi hỏi, cần phải” hoặc là “yêu cầu” hay là “hạ lệnh”. - Cụm từ “ngươi được gọi bằng danh Ta” có thể dịch là “Ta đặt tên cho con, chứng tỏ con thuộc về Ta” - Khi Đức Chúa Trời nói: “Ta đã gọi tên ngươi” có thể dịch là “Ta biết tên con và đã chọn con”.


Hiến dâng

Động từ “hiến dâng” có nghĩa là dâng một vật hoặc một người nào đó để hầu việc Đức Chúa Trời. Người hay đối tượng được dâng hiến được xem là thánh khiết và biệt riêng cho Đức Chúa Trời. - Ý nghĩa của thuật ngữ nầy tương tự như ý nghĩa của từ ngữ “thánh hóa” hoặc “nên thánh” nhưng thêm một ý nghĩa nữa là chính thức biệt riêng một người để hầu việc Đức Chúa Trời. - Những thứ được dâng hiến cho Đức Chúa Trời bao gồm các con sinh tế, của lễ thiêu trên bàn thờ và đền tạm. - Người được dâng mình hầu việc Đức Chúa Trời bao gồm các thầy tế lễ, dân sự Y-sơ-ra-ên, và con trai đầu lòng. - Đôi khi từ ngữ “dâng hiến” có ý nghĩa tương tự như “làm thanh sạch” đặc biệt là khi mang ý nghĩa chuẩn bị người hay vật hầu việc Đức Chúa Trời để họ được tinh sạch và có thể chấp nhận. Gợi ý dịch: - Có thể dịch “hiến dâng” là “biệt riêng cho sự hầu việc Đức Chúa Trời” hoặc “thánh hóa để hầu việc Chúa”. - Cũng nên xem xét cách dịch thuật ngữ “thánh” và “thánh hóa”.


Hoà giải, sự giảng hoà

Từ “hoà giải” có nghĩa là làm hoà giữa những người trước đây là kẻ thù của nhau. - Trong Kinh Thánh, từ này thường chỉ về Đức Chúa Trời khiến con người giảng hòa với chính Ngài qua sự hy sinh của Con Ngài là Đức Chúa Giê-xu Christ. - Vì tội lỗi mà hết thảy loài người trở thành kẻ thù của Đức Chúa Trời. Nhưng nhờ tình yêu thương của Ngài, Ngài đã ban cho một con đường để con người được hòa thuận với Ngài qua Chúa Giê-xu. - Bằng cách tin rằng sự hy sinh của Chúa Giê-xu là giá trả cho tội lỗi của mình, con người có thể được tha tội và hòa thuận với Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch: - Từ “hoà giải” có thể được dịch là “làm hoà”, “phục hồi mối quan hệ” hay “làm bạn bè”. - Từ “sự giảng hoà” có thể được dịch là “sự khôi phục lại mối quan hệ tốt” hay “việc giảng hoà”.


Hoạn quan

Thông thường thuật ngữ “hoạn quan” đề cập tới một người đàn ông đã cắt bỏ tinh hoàn. Sau nầy thuật ngữ trở thành một từ ngữ chung nói đến bất cứ một quan chức chính quyền nào, kể cả những người không bị biến dạng. - Chúa Giê-xu nói rằng có một số người bị dị tật bẩm sinh, có lẽ là do cơ quan sinh dục bị tổn thương hoặc vì không thể quan hệ tình dục. Có một số người chọn cách sống như các hoạn quan theo một dạng nếp sống độc thân. - Trong thời cổ đại, hoạn quan thường là người hầu của vua đặc cách canh gác hậu cung (giống như trong câu chuyện bà Ê-xơ-tê). - Đôi khi hoạn quan là những chức quan cao cấp trong chính quyền, giống như câu chuyện về viên hoạn quan người Ê-thi-ô-bi mà Phi líp gặp gỡ.


Huyết

Thuật ngữ “huyết” đề cập tới một chất loãng màu đỏ xuất ra từ lớp da của con người khi có chổ bị thương hay vết thương. Huyết vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người. - Huyết tượng trưng cho sự sống và khi tuôn hoặc đổ ra; huyết tượng trưng cho sự thiệt mạng hoặc là sự chết. - Khi dâng của lễ cho Đức Chúa Trời, người ta giết một con vật và rưới huyết nó lên bàn thờ. Cách nầy tượng trưng cho sự sự hy sinh mạng sống của một con vật để đền tội cho con người. - Nhờ sự chết của Chúa Giê-xu trên cây thập tự, huyết Ngài tượng trưng cho sự rửa sạch tội lỗi của con người và trả thay án phạt mà họ đáng phải chịu vì tội lỗi mình. - Cụm từ “thịt và huyết” là một thành ngữ nói đến loài người. - Thành ngữ “cùng một thịt và huyết” nói đến những người cùng họ hàng thân thuộc về phương diện huyết thống. Gợi ý dịch: - Nên dịch thuật ngữ này cùng với thuật ngữ được sử dụng để nói đến huyết trong ngôn ngữ đích. - Thành ngữ “thịt và huyết” có thể dịch là “người” hoặc là “loài người”. - Dựa vào ngữ cảnh, thành ngữ “thịt và huyết của tôi”có thể dịch là “họ hàng của tôi” hoặc là “người thân của tôi” - Nếu có một thành ngữ trong ngôn ngữ đích sử dụng theo ý nghĩa nầy, thì thành ngữ đó có thể được dịch là “thịt và huyết”.


Hy vọng

Trong ngôn ngữ hiện đại, "hy vọng" thường có nghĩa là mong muốn điều gì đó sẽ xảy ra, mà không chắc chắn rằng nó sẽ xảy ra. - Trong nhiều bản dịch Kinh Thánh, "hy vọng" thường được dùng để chỉ sự chắc chắn nhận được những điều Chúa đã hứa với dân của Ngài. Tuy nhiên, từ này thường được dịch là "niềm tin" trong ULB, vì nó nói về ý nghĩa của việc bảo đảm hay chắc chắn về điều gì đó. - “hy vọng về" điều gì đó có nghĩa là mong muốn có cái gì đó hoặc muốn điều gì đó xảy ra. - Cụm từ "hy vọng vào" có nghĩa là "tin tưởng vào" hoặc "có niềm tin vào." - "Không có hy vọng" có nghĩa là không mong đợi rằng điều gì đó tốt sẽ xảy ra. Gợi ý dịch - Trong hầu hết ngữ cảnh trong bản ULB, "hy vọng" cũng có thể được dịch là "muốn" hay "ham muốn" hay “mong đợi” - Cụm từ "hy vọng váo" có thể được dịch thành "tin tưởng vào" hay "có niềm tin vào." - Cụm từ, "không có gì để hy vọng" có thể được dịch thành "không có gì để tin tưởng" hay "không mong đợi bất cứ điều gì tốt" - "Không có hy vọng" có thể được dịch là "không mong đợi vào bất cứ điều gì tốt" hoặc "không có sự bảo đảm" hay "chắc chắn rằng không có gì tốt sẽ xảy ra.’


Hình ảnh của Đức Chúa Trời, hình ảnh

“hình ảnh” nói về cái gì đó giống với một cái khác hay giống một ai đó về tính cách hay bản chất. Cụm từ “hình ảnh của Đức Chúa Trời” được dùng theo nhiều cách khác nhau, tùy vào ngữ cảnh. - Ban đầu, Đức Chúa Trời dựng nên loài người “theo hình ảnh của Ngài,” có nghĩa là, “theo chân dung của Ngài.” Đây có nghĩa là con người có một số đặc điểm nhất định phản chiếu hình ảnh của Chúa, như là khả năng cảm xúc, khả năng lý luận và giao tiếp, và linh hồn sống đời đời. - Kinh Thánh dạy rằng Chúa Giê-su, Con của Đức Chúa Trời, là “hình ảnh của Đức Chúa Trời,” có nghĩa chính Ngài là Đức Chúa Trời. Không giống con người, Chúa Giê-su không phải là tạo vật. Từ đời đời vô cùng, Đức Chúa Con có tất cả thần tánh vì Ngài có cùng bản chất với Đức Chúa Cha. Gợi ý dịch - Khi nói về Chúa Giê-su, “hình ảnh của Đức Chúa Trời” có thể được dịch thành “chân dung chuẩn xác của Đức Chúa Trời” hay “cùng bản chất với Đức Chúa Trời” hay “là Đức Chúa Trời”. - Khi nói về con người, “Chúa dựng nên họ theo hình ảnh của Ngài” có thể được dịch bằng cụm từ có nghĩa là “Chúa dựng nên họ giống như Ngài” hay “Chúa dựng nên họ với các đặc điểm giống Ngài”


hòm giao ước, hòm bảng chứng, hòm của Đức Giê-hô-va

Những thuật ngữ nầy nói đến một cái rương gỗ đặc biệt, có bọc vàng dùng để cất giữ hai bảng đá có chép Mười điều răn. Nó cũng cất giữ cây gậy của A-rôn và một bình đựng ma-na. - Từ "hòm" ở đây có thể được dịch là "hộp" hay "rương" hay "hộp chứa đồ." - Những vật dụng nầy là sự nhắc nhở người Y-sơ-ra-ên về giao ước của Đức Chúa Trời với họ. - Hòm giao ước được đặt ở "nơi chí thánh." - Đức Chúa Trời hiện diện bên trên hòm giao ước trong nơi chí thánh của đền tạm, là nơi Ngài phán dặn Môi-se đại diện cho dân sự. - Trong suốt thời gian hòm giao ước được đặt trong nơi chí thánh của đền thờ, chỉ có thầy tế lễ thượng phẩm là người duy nhất có thể đến gần hòm giao ước, mỗi năm một lần vào ngày Lễ Chuộc Tội. - Nhiều bản dịch đã dịch cụm từ "bảng chứng" thành ra "lời chứng." Điều này nhằm nhấn mạnh đến một sự thật đó là Mười Điều Răn chính là lời chứng hay nhân chứng cho giao ước của Đức Chúa Trời với dân sự của Ngài. Nó cũng được dịch ra là "giao ước luật pháp."


Hư mất, đang hư mất, có thể bị hư mất

Từ “hư mất” nghĩa là chết hay bị tiêu diệt, thường là kết quả của bạo lực hay thảm hoạ. Trong Kinh Thánh, từ này đặc biệt có nghĩa là bị trừng phạt đời đời ở địa ngục. - Người “đang hư mất” là những người được định phận cho địa ngục vì đã từ chối tin nhận Chúa Giê-xu làm sự cứu rỗi cho mình. - Giăng 3:16 cho biết “hư mất” có nghĩa đối lập với “sống đời đời trên thiên đàng”. Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh, những cách dịch khác cho từ này có thể bao gồm “chết đời đời”, “bị trừng phạt trong hoả ngục” hay “bị tiêu diệt”. - Cần đảm bảo cách dịch từ “hư mất” có thể mang ý nghĩa đời đời sống trong hoả ngục chứ không chỉ có nghĩa là “ngừng tồn tại”.


Hội thánh, Hội Thánh

Trong Tân Ước, thuật ngữ “hội thánh” nói đến sự nhóm lại của một số tín đồ theo Chúa Giê-xu để cầu nguyện và nghe giảng Lời Đức Chúa Trời. Thuật ngữ “Hội Thánh” thông thường đề cập đến tất cả các tín hữu Cơ Đốc. - Thuật ngữ nầy có nghĩa đen là một hội chúng hay là một hội thánh “được kêu gọi” nhóm lại vì một mục đích đặc biệt. - Khi thuật ngữ nầy được dùng để nói đến tất cả các tín hứu khắp mọi nơi trong hội thánh của Đấng Christ, một số bản dịch Kinh Thánh viết hoa mẫu từ đầu tiên “Hội Thánh” để phân biệt với hội thánh địa phương. - Thường thường các tín hữu ở một thành phố cụ thể sẽ nhóm lại ở nhà một người nào đó. Những hội thánh địa phương nầy đước đặt tên theo tên thành phố đó chẳng hạn như “hội thánh Ê phê sô”. - Trong Kinh Thánh, thuật ngữ “hội thánh” không đề cập đến một tòa nhà. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “hội thánh” có thể dịch là “sự nhóm lại”, “hội chúng”, “hội thánh” hay “những người họp lại với nhau”.
- Từ ngữ hay cụm từ sử dụng để dịch thuật ngữ nầy nên đề cập đến tất cả mọi tín hữu, không hẳn chỉ là một nhóm nhỏ. - Đảm bảo bản dịch của từ ngữ “nhà thờ” không đề cập đến một tòa nhà. - Thuật ngữ sử dụng để dịch từ ngữ “hội chúng” trong Cưu Ước có thể dùng để dịch thuật ngữ nầy. - Cũng cần xem từ này được dịch như thế nào trong bản dịch Kinh Thánh ở địa phương hay quốc gia.


Khiêm nhường, sự khiêm nhường

Một người khiêm nhường không tự cho mình hơn người khác. Người đó không kiêu ngạo hoặc ngạo mạn. - Khiêm nhường trước mặt Đức Chúa Trời có nghĩa là nhận biết sự yếu đuối và bất toàn của chúng ta khi so sánh với sự cao cả, khôn ngoan và hoàn hảo của Ngài. - Nếu một người tự hạ mình, thì ngưới đó tự đặt mình vào một vị trí kém quan trọng hơn. - Sự khiêm nhường nghĩa là nghĩ đến nhu cầu của người khác trước những nhu cầu của riêng mình. - Sự khiêm nhường cũng có nghĩa là phục vụ bằng một thái độ khiêm tốn khi sử dụng những ân tứ và khả năng. - Cụm từ “trở nên khiêm nhường” có thể được dịch là “không kiêu ngạo.” - “Hãy hạ mình trước mặt Đức Chúa Trời” có thể được dịch là “Hãy giao phó ý muốn của ngươi cho Đức Chúa Trời, nhìn nhận sự cao cả của Ngài.”


Khoe, đầy khoe khoang

Thuật ngữ “khoe khoang” có nghĩa là nói một cách tự hào về một điều gì hay một người nào, thường có nghĩa là khoe mình.
- Người “khoe khoang” là người nói về mình một cách phô trương. - Đức Chúa Trời quở trách dân Y-sơ-ra-ên vì họ lấy làm kiêu hãnh về các thần tượng của mình. Họ kiêu căng thờ lạy các tà thần thay vì Đức Chúa Trời chân chính. - Kinh Thánh cũng nói về những người khoe về sự giàu có, sức mạnh, đồng ruộng mang nhiều lợi nhuận và luật pháp của họ. Có nghĩa là họ mãi tự hào về những điều nầy mà không bày tỏ lòng biết ơn Đức Chúa Trời là Đấng chu cấp cho họ những thứ đó. - Thay vào đó, Đức Chúa Trời dạy dân Y-sơ-ra-ên nên khoe mình hay tự hào vì sự nhận biết Ngài.
- Sứ đồ Phao-lô cũng nói về sự khoe mình trong Chúa, có nghĩa là vui mừng và biết ơn Chúa vì mọi điều Ngài đã làm cho mình. Gợi ý dịch: - Có thể dịch từ “khoe” là “khoe khoang”, “nói một cách tự hào” hoặc “lấy làm hãnh diện”. - Thuật ngữ “đầy khoe khoang” có thể được dịch bằng một từ ngữ hay cụm từ có nghĩa là “nói một cách tự hào” hoặc “đầy hãnh diện” hoặc “tự khoe mình”. - Trong ngữ cảnh niềm tự hào về sự biết Chúa, từ ngữ nầy có thể dịch là “tự hào về”, “tôn ngợi”, “rất vui mừng” hoặc “tạ ơn Chúa về”. - Một số các ngôn ngữ có hai từ ngữ để dịch thuật ngữ “tự hào”: một theo nghĩa tiêu cực, với ý nghĩa là kiêu căng, ngạo mạn, và một theo ý nghĩa tích cực là “niềm tự hào về công việc, gia đình hoặc đất nước.


Khôn ngoan, sự khôn ngoan

Thuật ngữ “khôn ngoan” mô tả một người hiểu biết điều đúng đắn, đạo đức cần làm và làm theo y như vậy. “Sự khôn ngoan” là sự hiểu biết và thực hành điều đúng đắn và đạo đức. - Khôn ngoan bao gồm khả năng đưa ra những quyết định đúng đắn, đặc biệt là chọn lựa điều làm đẹp lòng Chúa. - Trong Kinh Thánh, từ “khôn ngoan theo thế gian” là cách nói tượng trưng chỉ về những điều người trong thế gian này nghĩ là khôn ngoan nhưng thật ra là khờ dại. - Con người trở nên khôn ngoan bởi nghe lời Chúa và hạ mình vâng theo ý Ngài. - Một người khôn ngoan sẽ thể hiện bông trái Thánh Linh trong đời sống, như vui mừng, hiền lành, yêu thương, nhịn nhục. Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh, các cách dịch từ “khôn ngoan” có thể bao gồm các từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa là “thận trọng”, “nhạy bén và vâng phục” hoặc “kính sợ Chúa”. - “Sự khôn ngoan” có thể được dịch bằng từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa là “sự thận trọng”, “đời sống khôn ngoan”, “đời sống nhạy bén và vâng phục” hay “phán đoán tốt” - Tốt nhất nên dịch từ “khôn ngoan” và “sự khôn ngoan” khác biệt với những thuật ngữ chủ chốt khác như công bình hay vâng phục.


Không mắc lỗi

Thuật ngữ “không mắc lỗi” hiểu theo nghĩa đen là “không chê trách được”. Thuật ngữ này được dùng để nói về một người vâng theo Chúa hết lòng, nhưng không có nghĩa là người đó vô tội.
- Áp-ra-hamvà Nô ê được xem là không mắc lỗi trước mặt Đức Chúa Trời. - Người được tiếng “không mắc lỗi” phải sống đời sống tin kính Đức Chúa Trời. - Theo ý nghĩa của một câu Kinh Thánh, người “không mắc lỗi”là người kính sợ Chúa và xây khỏi điều ác. Gợi ý dịch: - Từ ngữ nầy có thể được dịch là “không có khuyết điểm về tính cách”, “hoàn toàn vâng phục Đức Chúa Trời”, “tránh phạm tội” hoặc “tránh xa điều ác”.


Khấn nguyện

Khấn nguyện là lời hứa của một người với Chúa. Họ hứa làm điều gì đó để tôn vinh danh Chúa cách đặc biệt hoặc thể hiện sự hết lòng đối với Ngài. - Sau khi đã khấn nguyện, người đó bắt buộc phải làm thành lời hứa. - Kinh thánh dạy rằng nếu một người không giữ như lời khấn nguyện thì người đó phải chịu sự phán xét của Chúa. - Đôi lúc một người cũng có thể cầu xin Chúa bảo vệ hay chu cấp cho họ đổi lại họ sẽ khấn hứa với Ngài. - Nhưng Đức Chúa Trời không bị buộc phải thực hiện điều một người yêu cầu trong khi họ khấn nguyện với Ngài. Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh, từ “khấn nguyện” có thể được dịch là “lời hứa trọng thể” hay “lời hứa với Đức Chúa Trời”. - Từ này cần được dịch khác đi so với từ “lời thề”.


Khốn khổ

Từ “khốn khổ” là cảm giác trải qua khổ nạn hoặc là dấu hiệu cảnh báo một người sẽ nếm trải sự khó khăn khủng khiếp. - Theo sau cụm từ “khốn khổ cho” là một lời cảnh báo đối với một người hoặc một nhóm người (chẳng hạn như những người cùng một thành phố) rằng họ sẽ chịu đau khổ, là hình phạt cho tội lỗi của họ. - Trong một vài chỗ trong Kinh Thánh, từ “khốn khổ” được lặp đi lặp lại nhằm nhấn mạnh một bản án kinh khiếp. - Khi một người nói rằng, "khốn khổ thay cho tôi" hay "khôn thay cho tôi" đó là sự thể hiện sự đau buồn vì chịu những khổ nạn nặng nề. Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh, thuật ngữ “khốn khổ” cũng có thể được dịch là “sầu khổ”, “buồn rầu”, “tai hoạ” hay “thảm hoạ”. - Những cách dịch cho cụm từ “khốn cho (tên thành phố)” có thể bao gồm “Thật kinh khiếp cho (tên thành phố)” hay “(những người trong) thành phố này sẽ bị trừng phạt nặng nề” hoặc “Họ sẽ vô cùng đau khổ”. - Thành ngữ “Khốn cho tôi!” có thể được dịch là “Tôi buồn lắm!”, “Tôi rất buồn” hoặc “Điều này thật khủng khiếp với tôi!” - Cụm từ “Khốn cho các ngươi” có thể được dịch là “Các ngươi sẽ vô cùng đau khổ” hoặc “Các ngươi sẽ nếm trải những tai hoạ kinh khiếp”.


Kẻ giả hình, sự giả hình

Thuật ngữ “kẻ giả hình” nói về người hay làm mọi thứ để tỏ ra mình là công bình, nhưng lại âm thầm làm những việc ác. “Sự giả hình” nói đến hành vi lừa dối người khác, khiến người ta nghĩ một người nào đó là công bình - Kẻ giả hình muốn được người khác chứng kiến mình làm điều lành để rồi được người ta nghĩ rằng mình là người lương thiện. - Thường thì kẻ giả hình sẽ chỉ trích người khác vì đã làm những việc tội lỗi mà chính bản thân họ cũng phạm. - Chúa Giê-xu gọi người Pha-ri-si là kẻ giả hình vì họ thực hành những việc tôn giáo chẳng hạn như mặc quần áo nhất định và ăn những món ăn nhất định, nhưng họ không tỏ ra nhân từ hoặc công bằng với người khác. - Kẻ giả hình chỉ trích lỗi của người khác, nhưng chính mình thì không thừa nhận lỗi của mình. Gợi ý dịch - Một vài ngôn ngữ có thành ngữ chẳng hạn như “kẻ hai mặt” ám chỉ đến người đạo đức giả hoặc hành động của người đạo đức giả. - Có thể dịch “kẻ giả hình” là “kẻ lừa lọc”, “người giả đò”, hoặc “kẻ ngạo mạn, kẻ phỉnh gạt.” - Thuật ngữ “sự giả hình” có thể được dịch là “sự lừa dối”, “hành động giả dối” hoặc “giả vờ”.


Kẻ ngốc, ngu ngốc, khờ dại

Thuật ngữ “kẻ ngốc” nói đến người thường xuyên lựa chọn sai lầm, đặc biệt là chọn không vâng phục. “Ngu ngốc” là thuật ngữ mô tả người hay lối sống không khôn ngoan. - Trong Kinh Thánh, “kẻ ngốc” thường được dùng để đề cập đến một người không tin hay không vâng phục Đức Chúa Trời. ”Kẻ ngốc” trái ngược với người khôn ngoan, là người tin Chúa và vâng phục Ngài. - Trong Thi Thiên, vua Đa-vít mô tả kẻ ngốc là người không tin Chúa, thờ ơ trước tất cả bằng chứng trong sự sáng tạo cho thấy Chúa có thật. - Sách Châm Ngôn trong Cựu Ước cũng có nhiều mô tả về kẻ ngốc hay người ngu ngốc. - Từ “khờ dại” nói đến một hành động không khôn ngoan vì nó chống lại ý Chúa. “Khờ dại” cũng bao gồm ý muốn nói điều gì đó lố bịch hoặc nguy hiểm. Gợi ý dịch - “Kẻ ngốc” có thể được dịch thành “người ngu ngốc” hoặc “người không khôn ngoan” hoặc “người ngu dại” hoặc “kẻ tội lỗi. - Các cách để dịch từ “ngu ngốc” bao gồm, “thiếu hiểu biết” hoặc ”không khôn ngoan” hoặc “ngu dại”


Kết án, sự kết án

Thuật ngữ “kết án” và “sự kết án” chỉ về việc phán xét một người về hành vi sai trái của họ. - Thông thường, từ ngữ “kết án” bao gồm việc trừng phạt người đó về hành vi sai trái của họ. - Đôi khi, “kết án” có nghĩa là vu cáo hay phát xét một người cách nghiêm khắc. - Thuật ngữ “sự kết án” chỉ về hành động kết án hay buộc tội ai đó. Gợi ý dịch: - Tùy theo ngữ cảnh, thuật ngữ nầy có thể dịch là “xử phạt nghiêm khắc” “chê trách sai lầm”. - Cụm từ “kết án anh ta” có thể được dịch là “chứng minh anh ta có tội” hoặc là “tuyên bố anh ta phải chịu xử phạt về tội của mình” - Thuật ngữ “sự kết án” có thể dịch là “phán xét nghiêm ngặt”, “tuyên bố có tội” hoặc “trừng phạt tội lỗi”.


Kỷ luật, kỷ luật tự giác

Thuật ngữ “kỷ luật” nói đến sự huấn luyện để tuân theo những nguyên tắc chỉ đạo về những hành vi đạo đức. - Cha mẹ kỷ luật con cái bằng cách hướng dẩn chúng về những nguyên tắc về đạo đức và dạy chúng phải tuân theo. - Tương tự, Đức Chúa Trời kỷ luật con cái Ngài để giúp họ sống đời sống kết quả về phương diện thuộc linh, chẳng hạn như vui mừng, yêu thương, và kiên nhẫn. - Kỷ luật bao gồm sự dạy dỗ liên quan đến phương pháp sống làm vui lòng Chúa, cũng như sự đoán phạt đối với hành vi chống nghịch ý chỉ Ngài. - Tự kỷ luật là quá trình áp dụng các nguyên tắc đạo đức và thuộc linh với cuộc đời của một người. Gợi ý dịch - Tùy theo ngữ cảnh, có thể dịch “kỷ luật” là “rèn luyện và dạy dỗ”, “hướng dẫn đạo đức” hoặc “phạt vì có hành vi sai trái” - Có thể dịch danh từ “sự kỷ luật” là “sự rèn luyện đạo đức”, “sự trừng phạt” “sửa sai về đạo đức” hoặc “sự hướng dẫn và dạy dỗ về phương diện đạo đức”.


Linh hồn

Linh hồn là phần bên trong, vô hình và tồn tại đời đời, là phần phi vật chất của con người và có ý nghĩa tương tự như “tâm linh”. - Thuật ngữ “linh hồn” và “tâm linh” có thể là hai khái niệm khác nhau, hoặc cũng có thể là hai thuật ngữ chỉ về cùng một khái niệm. - Khi chết, linh hồn của con người sẽ rời khỏi thể xác. - Từ “linh hồn” đôi khi được dùng để chỉ về cả một con người. Ví dụ, “linh hồn nào phạm tội” có nghĩa là “người nào phạm tội”, và “linh hồn tôi mệt mỏi” có nghĩa là “tôi mệt mỏi." Gợi ý dịch - Thuật ngữ “linh hồn” có thể được dịch là “bản thân bên trong” hay “con người bên trong." - Trong một số ngữ cảnh, “linh hồn tôi” có thể được dịch là “tôi." - Cụm từ “linh hồn” thường được dịch là “người” hay “anh ta” tùy vào ngữ cảnh. - Một số ngôn ngữ có thể chỉ có một từ chỉ chung cho cả “linh hồn” và “tâm linh." - Trong Hê-bơ-rơ 4:12, cụm từ nghĩa bóng “chia hồn và linh” có nghĩa là “thấu hiểu hay phơi bày con người bên trong."


Linh, thuộc linh

Thuật ngữ “linh” chỉ về phần phi vật chất, là phần không thể thấy được của con người. Khi chết, linh hồn của con người sẽ lìa khỏi thân xác. - Thuật ngữ “linh” có thể chỉ về một bản chất không có thân thể vật lý, đặc biệt là chỉ về ác linh. - Linh hồn là một phần của con người, linh hồn có thể biết Chúa và tin nhận Ngài. - Nói chung, từ “thuộc linh” mô tả tất cả những thứ thuộc về thế giới phi vật chất. - Trong Kinh Thánh, thuật ngữ “thuộc linh” đặc biệt chỉ về những thứ liên quan đến Đức Chúa Trời, cụ thể là Đức Thánh Linh. - Ví dụ “thức ăn thuộc linh” chỉ về sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời nuôi dưỡng linh hồn con người, “sự khôn ngoan thuộc linh” chỉ về sự hiểu biết và cách hành xử công chính đến từ quyền năng của Đức Thánh Linh. - Đức Chúa Trời là thần linh, Ngài tạo dựng nên các thể linh khác, là những thể không có cơ thể vật lí. - Thiên sứ là thể linh, bao gồm cả những thiên sứ phản nghịch Đức Chúa Trời và trở thành ác linh. - Thuật ngữ “linh của” có thể được dịch là “có bản tính của”, chẳng hạn như “linh của sự khôn ngoan." Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, có thể dịch từ “linh” là “linh hồn”, “thể phi vật chất”, “phần bên trong” hay “nội thể." - Trong một số ngữ cảnh, thuật ngữ “linh” có thể được dịch là “ác linh” hay “tà linh." - Đôi khi từ “linh” được dùng để bày tỏ cảm xúc của một con người như trong câu “lòng tôi chua xót”. Câu này có thể được dịch là “tôi thấy đau buồn trong tâm linh” hay “tôi đau buồn cùng cực”." - Cụm từ “linh của” có thể được dịch là “sự khôn ngoan của”, “bản tính của” hay “sự ảnh hưởng của”." - Tùy vào ngữ cảnh, “thuộc linh” có thể được dịch là “phi vật chất”, “đến từ Đức Thánh Linh”, “thuộc về Đức Chúa Trời” hay “thuộc về thế giới phi vật chất”. - Sữa thiêng liêng = “sự dạy dỗ căn bản từ Đức Chúa Trời” hay “sự dạy dỗ của Đức Chúa Trời nuôi dưỡng tâm linh (giống như công dụng của sữa)”


Luật pháp, luật Môi-se, luật pháp của Đức Chúa Trời, luật pháp của Đức Giê-hô-va

Tất cả những thuật ngữ này chỉ về những mệnh lệnh và chỉ dẫn mà Đức Chúa Trời truyền cho Môi-se để dân Y-sơ-ra-ên phải vâng giữ. Các thuật ngữ “luật pháp của Đức Giê-hô-va” và “luật pháp của Đức Chúa Trời” cũng được dùng phổ biến hơn để nói đến những gì Chúa muốn dân Ngài vâng theo. - Tùy vào ngữ cảnh, từ “luật pháp” con thể chỉ về: - Mười điều răn Đức Chúa Trời viết trên bảng đá cho dân Y-sơ-ra-ên. - Tất các các luật pháp ban cho Môi-se - Năm sách đầu tiên của Cựu Ước. - Toàn bộ Cựu Ước (còn được Tân Ước gọi là Kinh Thánh). - Mọi chỉ dẫn và ý muốn của Đức Chúa Trời. - Đôi khi cụm từ “luật pháp và các đấng tiên tri” được dùng trong Tân Ước để chỉ về Kinh Thánh Hy Bá Lai (hoặc “Cựu Ước”). Gợi ý dịch - Vì có rất nhiều mạng lệnh nên một số bản dịch dùng từ này ở số nhiều là “các luật pháp”. - “Luật Môi-se” có thể được dịch là “Luật pháp Đức Chúa Trời bảo Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên”. - Tùy vào ngữ cảnh, từ “luật Môi-se” còn có thể được dịch là “luật pháp Đức Chúa Trời phán với Môi-se”, “luật pháp của Đức Chúa Trời được Môi-se ghi lại” hay “luật pháp Đức Chúa Trời bảo Môi-se truyền cho dân Y-sơ-ra-ên”. - Các cách dịch từ “luật pháp”, “luật pháp của Đức Chúa Trời” có thể bao gồm: “luật pháp từ Đức Chúa Trời”, “mạng lệnh của Đức Chúa Trời”, “luật pháp Chúa ban”, “mọi điều Chúa truyền”, hoặc “những chỉ dẫn của Đức Chúa Trời”.
- Cụm từ “luật pháp của Đức Giê-hô-va” có thể được dịch là “luật pháp Đức Giê-hô-va”, “luật pháp Đức Giê-hô-va truyền phải vâng theo”, “luật pháp từ Đức Giê-hô-va” hay “những điều Đức Giê-hô-va truyền”.


Làm báp-têm, phép báp-têm

Trong Tân Ước, thuật ngữ “làm báp-têm” và “phép báp-têm” thường nói đến cách làm báp-têm bằng cách đổ nước lên đầu một tín đồ Cơ Đốc để chứng tỏ người đó đã được sạch tội và đã hiệp một với Đấng Christ. - Ngoài cách báp têm bằng nước, Kinh Thánh còn nói về báp-têm bằng Đức Thánh Linh và “báp-têm bằng lửa”. - Thuật ngữ báp-têm cũng được Kinh Thánh dùng để nói đến sự trải nghiệm sự chịu khổ. Gợi ý dịch: - Cơ đốc nhân có nhiều quan niệm khác nhau về cách thức chịu báp-têm bằng nước. Tốt nhất có lẽ nên dịch nghĩa thuật ngữ nầy theo cách phổ biến cho phép các phương pháp làm báp tem khác nhau áp dụng cách báp têm bằng nước. - Dựa vào ngữ cảnh, thuật ngữ “làm báp-têm” có thể dịch nghĩa là “thanh tẩy”, “đổ nước lên” hoặc “dìm trong nước”.


Làm trọn

Thuật ngữ “làm trọn” có nghĩa là hoàn thành hay thực hiện xong điều gì đó được mong đợi. - Khi một lời tiên tri được làm trọn, thì có nghĩa là Đức Chúa Trời khiến điều được đoán trước trong lời tiên tri thành hiện thực. - Nếu một người làm trọn một lời hứa hay một lời thề, thì có nghĩa là người đó thực hiện điều mình đã hứa. - Làm trọn trách nhiệm có nghĩa là thực hiện nhiệm vụ được giao hay được yêu cầu. Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, “làm trọn” có thể được dịch thành “thực hiện xong” hay “hoàn thành” hay “khiến cho xảy ra” hay “vâng phục” hay “thực hiện” - Cụm từ “đã được làm trọn” cũng có thể được dịch thành “đã thành hiện thực” hay “đã xảy ra”. - Có thể dịch cụm từ “làm trọn” như trong cụm “làm trọn chức vụ của ngươi” thành, “hoàn thành”, “thực hiện”, “thi hành” hay “phục vụ người khác vì Chúa đã kêu gọi ngươi làm vậy”.


Lòng sốt sắng, hăng hái

Thuật ngữ “lòng sốt sắng” nói đến một sự hăng hái mạnh mẽ trong việc tin và thực hiện điều gì đó. Hăng hái là nhiệt tình và hoàn toàn tận tâm đối với một lý lẽ hay ý nghĩ nào đó. - Lòng sốt sắng bao gồm việc có một sự khao khát và hành động mãnh mẽ thúc đẩy và khuyến khích một động cơ đúng đắn. Từ này thường được dùng chỉ về những người luôn vâng phục Chúa và dạy người khác cũng vâng phục Ngài. - Hăng hái có nghĩa là đặt mọi tâm huyết vào việc thực hiện việc gì đó và tiếp tục kiên trì trong nỗ lực đó. - “Lòng sốt sắng của Chúa” hoặc “lòng sốt sắng của Đức Giê-hô-va” nói đến những hành động mạnh mẽ và bền bỉ của Chúa nhằm để ban phước cho dân Ngài hoặc để nhìn thấy công lý được thực thi. Gợi ý dịch - “Hăng hái” cũng có thể được dịch là “siêng năng” hoặc “nỗ lực hết mình.” - Thuật ngữ “lòng sốt sắng” cũng có thể được dịch là “lòng tận hiến nhiệt thành”, “sự quyết tâm cao độ” hoặc “sự nhiệt tình công chính.” - Cụm từ, "lòng sốt sắng về nhà Chúa" có thể được dịch là, "hết lòng tôn quý đền thờ của Ngài" hay "khao khát được chăm nom nhà Chúa."


Lòng thương xót, thương xót

Thuật ngữ “lòng thương xót” nói đến lòng quan tâm đến người khác, đặc biệt là những người đang đau khổ. Một người có lòng “thương xót” là người biết quan tâm người khác và giúp đỡ họ. - Từ ngữ “lòng thương xót” thường bao gồm sự quan tâm tới người thiếu thốn, cũng như sự ra tay giúp đỡ họ. - Kinh Thánh nói rằng Đức Chúa Trời hay thương xót, tức là Ngài đầy lòng yêu thương và sự thương xót. - Trong thư tín gửi cho người Cô-lô-se, Phao-lô khuyên họ “mặc lấy lòng thương xót”. Ông dạy họ quan tâm tới người khác và tích cực giúp đỡ những người thiếu thốn. Gợi ý dịch: - Nghĩa đen của “lòng thương xót” là “lòng nhân từ”. Đây là thành ngữ có nghĩa là “thương xót” hay “thương hại”. Các ngôn ngữ khác có thể có thành ngữ riêng có cùng ý nghĩa nầy. - Các cách dịch từ ngữ “lòng thương xót” có thể bao gồm “lòng quan tâm sâu sắc” hoặc là sự “quan tâm chu đáo” - Thuật ngữ “thương xót” có thể dịch là “ân cần giúp đở” hoặc là “đầy lòng nhân từ yêu thương”.


Lương tâm

Lương tâm là một phần trong sự suy nghĩ của một người, qua đó Đức Chúa Trời sẽ làm cho người đó biết họ đã sai phạm. - Đức Chúa Trời cho con người có lương tâm để giúp họ nhận biết sự khác biệt giữa điều đúng và điều sai. - Một người vâng lời Đức Chúa Trời là người có lương tâm “thanh sạch”, “trong sáng” hay “trong sạch”. - If a person has a "clear conscience" it means that he is not hiding any sin. - Nếu một người không màng đến lương tâm và không cảm thấy có lỗi khi phạm tội, thì lương tâm của người đó đã không còn nhạy bén với điều sai trái. Kinh Thánh gọi là lương tâm “chai lì”, tức là lương tâm đã bị “in hằng” như bị một cây sắt nóng đóng vào. Lương tâm như vậy còn được gọi là “vô cảm” hoặc “ô uế”.
- Có thể dịch cụm từ này là “người hướng dẫn về đạo đức ở bên trong” hoặc “suy nghĩ đạo đức”.


Lễ Ngũ Tuần, Lễ hội Các Tuần

Lễ Ngũ Tuần là tên tiếng Hy Lạp của Lễ hội Các Tuần. Đây là một lễ hội của người Do Thái diễn ra năm mươi ngày sau lễ Vượt Qua.
- Ngày lễ Ngũ Tuần là ngày đâu tiên trong Lễ hội Các Tuần. - Lễ hội Các Tuần được tổ chức để ăn mừng kết thúc vụ thu hoạch ngũ cốc. Đây cũng là thời điểm nhớ lại lần đầu tiên Đức Chúa Trời ban luật pháp cho dân Y-sơ-ra-ên qua - Môi-se. - Trong Tân Ước, Ngày lễ Ngũ Tuần rất quan trong vì chính trong ngày đó Đức Chúa Trời đổ Thánh Linh ngài trên các môn đồ của Chúa Giê-xu sau khi Ngài đã sống lại từ cõi chết và về trời.


Lễ Vượt Qua

“Lễ Vượt Qua” là tên của một lễ hội tôn giáo mà người Do Thái tổ chức hằng năm, để nhắc nhớ Đức Chúa Trời đã giải cứu tổ phụ người Y-sơ-ra-ên thoát khỏi cảnh nô lệ tại Ai-cập như thế nào. - Tên của lễ hội này xuất phát từ sự kiện Chúa “vượt qua” những căn nhà của dân Y-sơ-ra-ên và không giết các con trai của họ trong khi Ngài giết các con trai đầu lòng của người Ai Cập. - Lễ Vượt Qua gồm một bữa ăn đặc biệt với một con chiên không tì vít bị giết thịt và nướng, cùng với bánh không men. Những thức ăn này nhắc họ nhớ đến bữa ăn của dân Y-sơ-ra-ên vào đêm trước khi họ thoát khỏi Ai Cập. - Đức Chúa Trời phán bảo dân Y-sơ-ra-ên hằng năm phải ăn như vậy để ghi nhớ và kỷ niệm Ngài đã “vượt qua” những căn nhà của họ và giải cứu họ khỏi ách nô lệ tại Ai Cập như thế nào. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “lễ Vượt Qua” có thể được dịch bằng cách kết hợp các từ “vượt” và “qua” hoặc kết hợp các từ khác có ý nghĩa tương đồng. - Sẽ rất hữu ích nếu tên của lễ hội này có mối liên hệ rõ ràng với những từ dùng để giải thích thiên sứ của Đức Chúa Trời đã làm gì khi vượt qua những căn nhà của dân Y-sơ-ra-ên và miễn giết con trai của họ.


Lời báng bổ, báng bổ

Trong Kinh Thánh, “lời báng bổ” là lời nói mang tính bất kính sâu sắc với Đức Chúa Trời hoặc không tôn trọng người ta. Nói lời xúc phạm người khác là nói xấu họ để người khác nghĩ rằng người đó có những điểm sai trái hoặc không tốt. - Thông thường, nói lời phạm thượng Đức Chúa Trời có nghĩa là phỉ báng hay sỉ nhục Ngài bằng cách nói những điều không đúng sự thật về Ngài hoặc bằng cách cư xử vô đạo đức làm ô uế danh Ngài. - Đó là sự phạm thượng khi con người xưng là Đức Chúa Trời hoặc xưng nhận có một Đức Chúa Trời khác với Đức Chúa Trời chân chính duy nhất. - Một số bản dịch tiếng Anh phiên dịch thuật ngữ nầy là “phỉ báng” khi đề cập đến những người nói lời báng bổ. Gợi ý dịch: - “Báng bổ” có thể dịch là “nói xấu nghịch lại” hoặc “không tôn kính Đức Chúa Trời” hoặc “phỉ báng”. - Các cách dịch khác cho từ “lời báng bổ” có thể bao gồm “nói không sai về người khác” hoặc “nói xấu” hoặc “đồn đại”.


Lời Chúa, lời của Đức Giê-hô-va, lời Đức Chúa Trời, Kinh Thánh

Trong Kinh thánh, Cụm từ “lời Chúa” chỉ về bất kì điều gì Chúa truyền đạt cho con người, bao gồm cả sứ điệp bằng lời và bằng chữ. Chúa Giê-xu cũng được gọi là "Ngôi lời của Đức Chúa Trời." - Thuật ngữ "Kinh Thánh" có nghĩa là "những ghi chép." Từ này chỉ được dùng trong Tân Ước và có ý ám chỉ đến Kinh Thánh bằng tiếng Hê-bơ-rơ hay "Cựu Ước." Những ghi chép này là sứ điệp của Đức Chúa Trời mà Ngài đã phán bảo con người viết xuống đề dầu thời gian qua thì những người ở trong tương lai vẫn có thể đọc được những ghi chép này. - Những cụm từ có liên quan như “lời của Đức Giê-hô-va” và “lời Đức Chúa Trời” thường chỉ về một sứ điệp cụ thể Ngài ban cho một tiên tri hoặc nhân vật khác trong Kinh Thánh.. - Đôi khi từ này được viết đơn giản là “lời”, “lời ta” hay “lời Ngài” (khi nói về lời Chúa). - Trong Tân Ước, Chúa Giê-xu được gọi là “Ngôi Lời” và “Ngôi Lời của Đức Chúa Trời”. Các danh hiệu này có nghĩa là Chúa Giê-xu bày tỏ trọn vẹn về Đức Chúa Trời vì Ngài chính là Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh, những cách dịch khác cho cụm từ này có thể bao gồm “sứ điệp của Đức Giê-hô-va”, “sứ điệp của Đức Chúa Trời” hoặc “lời dạy từ Đức Chúa Trời”. - Trong một số ngôn ngữ, dùng từ ở dạng số nhiều có thể sẽ tự nhiên hơn khi nói là “những lời của Chúa” hoặc “những lời của Đức Giê-hô-va”. - Cách nói “lời của Chúa (hoặc Đức Giê-hô-va) ban cho” thường được dùng để giới thiệu điều Chúa phán với đấng tiên tri hay người của Ngài. Có thể dịch là “Đức Giê-hô-va phán những lời này” hoặc “Đức Chúa Trời ban sứ điệp này”. - Từ “Kinh Thánh” có thể được dịch là “văn bản” hoặc “sứ điệp bằng chữ của Đức Chúa Trời”. Từ này cần được dịch khác so với cách dịch từ “lời”. - Khi từ “lời” đứng một mình có thể dịch là “thông điệp”, “lời Chúa” hay “lời dạy” tuỳ vào ngữ cảnh. Cũng hãy xem xét các cách dịch thay thế được gợi ý ở trên.


Lời chứng, làm chứng

Thuật ngữ “lời chứng” và “làm chứng” chỉ về việc nói đến điều mà một người biết đó là sự thật. Thông thường một người làm chứng về điều họ đã trực tiếp kinh nghiệm. - Cụm từ “làm chứng” thường chỉ về nhân chứng trong một vụ án tường thuật lại những gì đã xảy ra. - Một nhân chứng đưa ra “lời chứng dối” nghĩa là không nói sự thật về những điều đã xảy ra. - Đôi lúc cụm từ “lời chứng” chỉ về một lời tiên tri đã được một tiên tri nói ra. - Trong Tân Ước, thuật ngữ này thường được dùng để nói đến cách các môn đồ Chúa Giê-xu làm chứng những sự kiện về cuộc đời, sự chết và sự sống lại của Ngài. Gợi ý dịch - Thuật ngữ “làm chứng” hoặc “đưa lời chứng” có thể được dịch là “nói sự thật”, “nói những gì đã nghe hoặc thấy”, “đưa ra chứng cớ” hay “kể lại những gì đã xảy ra”. - Các cách dịch từ “lời chứng” có thể bao gồm “lời thuật lại những gì đã xảy ra”, “lời nói về sự thật”, “bằng chứng”, “những điều đã được tiên đoán” hay “lời tiên tri”. - Cụm từ “như lờ ilàm chứng cho họ” có thể được dịch là “bày tỏ cho họ sự thật”, hay “chứng minh cho họ điều đúng”. - Cụm từ “làm chứng chống lại họ” có thể được dịch là “điều sẽ chỉ cho thấy tội lỗi của họ”, “phơi bày thói đạo đức giả của họ” hay “chứng minh họ đã sai”. - “Đưa ra lời chứng dối” có thể được dịch là “nói sai” hay “nói không đúng về một ai đó”.


lời hứa

Lời hứa là một lời cam kết sẽ làm một điều gì đó. Khi ai đó hứa thì có nghĩa là người đó cam kết sẽ làm điều gì đó. - Kinh Thánh ghi lại nhiều lời hứa mà Đức Chúa Trời đã lập với dân của Ngài. - Hứa là một phần quan trọng trong những thoả thuận chính thức như là giao ước. - Lời hứa thường đi cùng với lời tuyên thệ để xác nhận điều đó sẽ được thực hiện. Gợi ý dịch: - Từ “lời hứa” có thể được dịch là “sự cam kết”, “sự đảm bảo” hay “chắc chắn”. - “Hứa làm điều gì đó” có thể được dịch là “đảm bảo với ai đó rằng bạn sẽ làm điều gì đó” hoặc “cam kết làm việc gì đó.”


Ma quỷ, tà linh, uế linh

Tất cả các thuật ngữ nầy đều có liên quan đến ma quỷ là những linh thể chống đối ý chỉ của Đức Chúa Trời - Đức Chúa Trời tạo dựng thiên sứ để phục vụ Ngài. Khi ma quỷ chống nghịch lại Đức Chúa Trời, một số các thiên sứ cũng chống nghịch Ngài và bị đuổi ra khỏi thiên đàng. Người ta tin rằng ma quỷ và tà linh là những “thiên sứ sa ngã” nầy. - Đôi khi những con quỷ này còn được gọi là “linh ô uế”. Thuật ngữ “ô uế” có nghĩa là “không tinh sạch”, hoặc “xấu” hoặc “không thánh khiết”. - Vì quỷ phục vụ ma quỷ, nên chúng hay làm điều ác. Đôi khi chúng nhập vào con người và kiểm soát họ - Ma quỷ có quyền năng hơn con người nhưng kém hơn Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch - Cũng có thể dịch thuật ngữ “ma quỷ” là “tà linh”. - Có thể dịch thuật ngữ “uế linh” là “linh ô uế” hay là “linh đồi bại” hay là “tà linh”. - Đảm bảo từ ngữ hay cụm từ sử dụng để dịch thuật ngữ nầy phải khác với thuật ngữ sử dụng liên quan đến ma quỷ. - Cũng nên suy nghĩ xem thuật ngữ “ma quỷ” được dịch như thế nào trong ngôn ngữ địa phương hay quốc gia.


Ma-na

Ma-na là một loại thức ăn giống bánh mì, có miếng nhỏ được Đức Chúa Trời ban cho dân Y-sơ-ra-ên trong đồng vắng sau khi họ rời khỏi Ai Cập. - Ma-na là những mảnh màu trắng xuất hiện trên mặt đất vào mỗi buổi sáng dưới lớp sương. Dân Y-sơ-ra-ên thu lượm mỗi ngày trừ ngày Sa-bát và chỉ thu lượm vừa đủ ăn.
- Vào ngày trước ngày Sa-bát, Đức Chúa Trời phán bảo dân Y-sơ-ra-ên phải thu lượm gấp đôi để dùng cho ngày hôm sau. - Từ “ma-na” có nghĩa là “vật gì vậy?” Gợi ý dịch - Các cách dịch khác có thể bao gồm “mảnh thức ăn nhỏ màu trắng” hay “thức ăn từ trời”. - Cần xem xét cách dịch của từ này trong bản Kinh Thánh ở ngôn ngữ dịch hay ngôn ngữ địa phương.


Mua chuộc, sự mua chuộc, người chuộc

Các thuật ngữ “mua chuộc” và “sự mua chuộc” chỉ về việc mua lại một vật gì đó đã được sở hữu hoặc giam giữ từ trước. “Người chuộc” là người mua chuộc một vật hay một người nào đó. - Đức Chúa Trời ban luật pháp cho dân Y-sơ-ra-ên về cách chuộc người hoặc vật. - Ví dụ, ai đó có thể mua chuộc một người đã bị bắt làm nô lệ bằng cách trả tiền để nô lệ đó được tự do. Từ ngữ “tiền chuộc” cũng nói đến việc làm này. - Nếu đất của một người nào bị bán, thì bà con của người đó có thể “mua chuộc” hoặc “mua lại” mảnh đất đó để nó luôn thuộc về gia đình. - Những thủ tục này cho thấy cách Chúa mua chuộc con người đang làm nô lệ cho tội lỗi. Khi chết trên cây thập tự, Chúa Giê-xu đã trả giá xong vì tội lỗi của con người và cứu chuộc tất cả ai tin Ngài để nhận được sự cứu rỗi. Người nào được Đức Chúa Trời mua chuộc thì được thoát khỏi tội lỗi và án phạt. Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, thuật ngữ “mua chuộc” cũng có thể dịch là “mua lại” hoặc “trả để thả tự do”.


Mãi mãi, đời đời, đời sau

Thuật ngữ “mãi mãi” và “đời đời” có ý nghĩa tương tự và đề cập đến những điều luôn luôn hiện hữu và tồn tại mãi mãi. - Thuật ngữ “đời sau” nói đến trạng thái không có khởi đầu và kết thúc. Cũng có thể nói đến đời sống không bao giờ kết thúc. - Sau đời sống hiện tại trên thế gian, loài người sẽ hưởng sự sống đời đời trên thiên đàng với Đức Chúa Trời hoặc sự sống đời đời dưới địa ngục xa cách Đức Chúa Trời. - Thuật ngữ “sự sống đời đời” và “sự sống vĩnh cửu” được dùng trong Tân Ước để nói đến sự sống đời đời với Đức Chúa Trời trên thiên đàng. - Cụm từ “muôn đời” nói về thời gian vô tận và diễn tả “cõi đời đời” và “sự sống đời đời” như thế nào. Gợi ý dịch - Các cách khác để dịch “đời đời” hoặc “mãi mãi” có thể bao gồm các từ ngữ như “vô tận”, hoặc “không bao giờ kết thúc” hoặc “luôn luôn tồn tại”. - Có thể dịch thuật ngữ “sự sống đời đời” và “sự sống vĩnh cửu” là “đời sống vĩnh cửu”, “đời sống vĩnh hằng” hoặc “sự phục sinh của thân thể để sống đời đời”. - Tùy theo ngữ cảnh, có nhiều cách khác để dịch “đời sau” bao gồm các từ ngữ như “tồn tại vượt thời gian” hoặc là “đời sống vĩnh cửu” hoặc là “đời sống trên thiên đàng”. - Cũng nên suy nghĩ xem từ ngữ nầy được dịch như thế nào trong bản dịch Kinh Thánh theo ngôn ngữ địa phương hoặc ngôn ngữ quốc gia.


Món quà

Món quà là bất cứ gì mà một người được tặng hay được cho. Người ta tặng mà không mong đợi nhận lại bất cứ gì. - Tiền bạc, thực phẩm, quần áo hay những thứ khác được cho người nghèo gọi là “món quà.” - Trong Kinh Thánh, một của dâng hay lễ vật dâng cho Chúa cũng được gọi là món quà - Món quà cứu rỗi là điều Chúa ban cho chúng ta qua đức tin nơi Chúa Giê-su - Trong Tân Ước, “món quà” cũng được dùng để chỉ về các khả năng tâm linh đặc biệt mà Chúa ban cho mọi Cơ Đốc nhân để phục vụ người khác. Gợi ý dịch - Thuật ngữ chung cho “món quà” có thể được dịch với từ hoặc cụm từ mang nghĩa “cái được cho đi” - Trong ngữ cảnh nói về người có món quà hay khả năng đặc biệt từ Chúa, “món quà từ Thánh Linh” có thể được dịch thành “khả năng tâm linh” hay “khả năng đặc biệt từ Đức Thánh Linh” hay “kĩ năng tâm linh đặc biệt do Chúa ban”


Môn đồ

Thuật ngữ “môn đồ” nói về một người dành thì giờ theo một người thầy để học về tính cách và giáo lý của người đó. - Người theo Chúa Giê-xu, là những người nghe và vâng theo sự dạy dỗ của Ngài, được gọi là “môn đồ” của Ngài. - Giăng Báp tít cũng có môn đồ. - Trong thời Chúa Giê-su thi hành chức vụ, có nhiều môn đồ theo Ngài và nghe Ngài dạy dỗ. - Chúa Giê-xu chọn mười hai môn đồ để làm những môn đồ thân cận, những người nầy sau nầy là “sứ đồ” của Ngài. - Mọi người đều biết mười hai sứ đồ của Chúa Giê-xu vốn là “môn đồ” của Ngài hay còn gọi là “Mười hai sứ đồ”. - Trước khi Chúa Giê-xu thăng thiên, Ngài cũng truyền dạy môn đồ Ngài đi dạy dỗ tha nhân về cách trở thành môn đồ của Chúa Giê-xu. - Hễ ai tin Chúa Giê-xu và vâng theo sự dạy dỗ của Ngài được gọi là môn đồ của Chúa Giê-xu. Gợi ý dịch - Có thể dịch thuật ngữ “môn đồ” bằng một từ hay cụm từ như “môn sinh”, “sinh viên”, “học trò”, hay “học viên”. - Đảm bảo rằng bản dịch của thuật ngữ nầy không chỉ nói đến một học sinh hay sinh viên trong lớp. - Phải dịch thuật ngữ nầy khác với từ ngữ “sứ đồ”.


Mười hai môn đồ, mười một môn đồ

Cụm từ “mười hai môn đồ” chỉ về mười hai người Chúa Giê-xu chọn làm môn đồ thân cận nhất hay các sứ đồ. - Chúa Giê-xu cũng có nhiều môn đồ khác, nhưng danh hiệu “mười hai môn đồ” phân biệt những người theo Chúa trong suốt ba năm chức vụ của Ngài. - Tên của mười hai môn đồ này được liệt kê trong Ma-thi-ơ 10, Mác 3 và Lu-ca 6. - Một thời gian sau khi Chúa Giê-xu thăng thiên, “mười một môn đồ” chọn một môn đồ tên là Ma-thia thay thế chỗ của Giu-đa. Thì họ được gọi là “mười hai môn đồ” trở lại. Gợi ý dịch - Trong nhiều ngôn ngữ, có thể thêm danh từ phía sau và gọi là “mười hai sứ đồ” hoặc “mười hai sứ đồ thân cận nhất của Chúa Giê-xu” để diễn đạt rõ ràng hơn hay tự nhiên hơn. - “Mười một môn đồ” cũng có thể được dịch là “mười một môn đồ còn lại của Chủa Giê-xu.” - Một số bản dịch có thể viết hoa một chữ cái để biểu thị đó là chức danh, chẳn hạn như, “Mười Hai sứ đồ” và “Mười Một sứ đồ.”


Mặc khải, sự mặc khải

Thuật ngữ “mặc khải” là làm cho điều gì đó được nhìn thấy hay được biết. “Sự mặc khải” là một điều gì đó được bày tỏ hay tiết lộ. - Trong Kinh Thánh, từ “mặc khải” thường được dùng để mô tả cách Đức Chúa Trời bày tỏ chính Ngài cho dân sự. - Đức Chúa Trời đã mặc khải chính Ngài qua những tạo vật Ngài dựng nên và qua những thông điệp bằng lời phán hay Kinh Thánh. - Đức Chúa Trời cũng mặc khải chính Ngài qua giấc mơ và khải tượng. - Khi Phao-lô nói rằng ông nhận được phúc âm từ “sự mặc khải của Đức Chúa Giê-xu Christ” thì điều đó có nghĩa là chính Chúa Giê-xu là Đấng giải bày Phúc Âm cho ông. - Sách “Khải huyền” viết về những sự kiện được Đức Chúa Trời mặc khải sẽ xảy ra vào thời kỳ cuối cùng. Ngài bày tỏ qua chuỗi khải tượng dành cho sứ đồ Giăng. Gợi ý dịch: - Các cách dịch khác cho từ “mặc khải” có thể bao gồm “cho biết”, “tiết lộ” hay “bày tỏ rõ ràng”. - Tuỳ vào ngữ cảnh, có thể dịch “sự mặc khải” là “thông điệp”, “thông tin từ Đức Chúa Trời”, “điều Đức Chúa Trời mặc khải” hay “sự dạy dỗ từ Đức Chúa Trời”. Tốt nhất nên giữ lại ý nghĩa “sự mặc khải” trong từ này.
- Cụm từ “nơi không có sự mặc khải” có thể dịch là “khi Đức Chúa Trời không mặc khải chính Ngài cho dân sự”, “khi Đức Chúa Trời không phán cùng dân sự” hay “giữa những người không được Đức Chúa Trời bày tỏ”.


mệnh lệnh, ra lệnh, mạng lệnh

Thuật ngữ “ra lệnh” có nghĩa là chỉ thị cho một người phải làm việc gì đó. “Mệnh lệnh” hay “mạng lệnh” là điều người đó chỉ thị.
- Cho dù về phương diện cơ bản, những thuật ngữ nầy có cùng ý nghĩa, nhưng “mạng lệnh” thường nói đến những mệnh lệnh của Đức Chúa Trời là những mạng lệnh nghiêm túc và cố định chẳng hạn như “Mười Điều răn”. - Mệnh lệnh có thể tích cực (“Hãy hiếu kính cha mẹ ngươi”) hay tiêu cực (“Chớ trộm cắp”). - Động từ “nhận mệnh lệnh” có nghĩa là một người “chịu trách nhiệm về điều gì hoặc người nào đó. Gợi ý dịch: - Tốt nhất nên dịch thuật ngữ nầy khác với thuật ngữ “luật pháp” (law). Cũng nên so sánh với các định nghĩa về “sắc chỉ” và “chứng cớ”. - Một số biên dịch viên có thể thích dịch thuật ngữ “mệnh lệnh” và “mạng lệnh” bằng một từ tương tự theo ngôn ngữ của họ. - Những người khác có thể thích dùng một từ đặc biệt cho từ “mạng lệnh” để nói đến những mạng lệnh đời đời và nghiêm túc mà Đức Chúa Trời đã truyền phán.


Mối tương giao

Thông thường, “mối tương giao” nói đến những quan hệ tương tác thân thiện giữa các thành viên trong một nhóm, gồm những người có cùng sở thích và trải nghiệm - Trong Kinh Thánh, từ “mối tương giao” thường được dùng để nói đến sự hiệp nhất của các tín hữu trong Đấng Christ - Mối tương giao Cơ Đốc là mối quan hệ được chia sẻ mà các tín hữu có với nhau qua mối quan hệ với Đấng Christ và Đức Thánh Linh - Những Cơ Đốc nhân thời kỳ đầu thể hiện mối tương giao của họ qua việc nghe lời dạy dỗ của lời Chúa và cầu nguyện cùng nhau, qua việc chia sẻ tài sản và dùng bữa với nhau - Cơ Đốc nhân cũng có mối tương giao với Đức Chúa Trời qua đức tin nơi Chúa Giê-su và sự chết hy sinh của Ngài trên thập tự giá để xóa bỏ rào cản giữa Đức Chúa Trời và con người Gợi ý dịch - Các cách để dịch “mối tương giao” có thể bao gồm “chia sẻ cùng nhau” hay “mối quan hệ” hay “mối giao hữu” hay “cộng đồng Cơ Đốc”


Mộc dược

Mộc dược là một loại hương liệu được làm từ nhựa cây. - Mộc dược được dùng làm hương như nước hoa và làm loại hương để xức xác người chết trước khi chôn. - Mộc dược là một trong những món quà mà các nhà thông thái dâng cho Chúa Giê-xu khi Ngài được sinh ra. - Người ta đưa cho Chúa Giê-xu rượu hòa với mộc dược để giảm đau khi Ngài chịu đóng đinh.


Mục sư

Từ “mục sư” thật ra cũng giống như từ “người chăn bầy”, là danh hiệu cho người lãnh đạo thuộc linh của một nhóm tín hữu. - Trong các bản Kinh Thánh tiếng Anh, từ “mục sư” chỉ xuất hiện một lần trong sách Ê-phê-sô. Từ này cũng giống với từ được dịch là “người chăn” ở những chỗ khác.
- Trong một số ngôn ngữ, “mục sư” cùng một từ với “người chăn bầy”.
- Nó cũng giống với từ dùng để nói Chúa Giê-xu là “Người chăn tốt lành”. Gợi ý dịch: - Tốt nhất nên dịch từ này bằng từ chỉ về “người chăn” trong ngôn ngữ dịch. - Từ này cũng có thể được dịch là “người chăn”, “người chăn thuộc linh” hoặc “lãnh đạo Cơ Đốc”.


Na-xi-rê, lời hứa nguyện Na-xi-rê

Na-xi-rê thường là một người nam hứa nguyện làm người Na-xi-rê. Một người nữ cũng có thể hứa nguyện như vậy. - Lời hừa nguyện Na-xi-rê bao gồm việc kiêng tất cả các đồ uống hay thức ăn làm từ nho và không được cắt tóc trong khoảng thời gian đã thỏa thuận trước về số ngày, tuần hay tháng. Người Na-xi-rê cũng bị cấm lại gần những xác chết. - Khi thời gian bắt buộc đã hết và lời hứa nguyện đã được giữ trọn thì người Na-xi-rê sẽ đi đến gặp thầy tế lễ và dâng của lễ, trong đó có cả tóc của người đó đã được cắt và đốt cháy. Tất cả những quy định khác cũng được xóa bỏ. - Sam-sôn là nhân vật nổi tiếng trong Cựu Ước mang lời hứa nguyện Na-xi-rê. - Có thể Giăng Báp-tít cũng mang lời hứa nguyện Na-xi-rê trọn đời của ông. - Có thể sứ đồ Phao-lô cũng có khoảng thời gian mang lời hứa nguyện này.


Ngoại tình, thông dâm, người ngoại tình, người đàn bà ngoại tình

Từ "ngoại tình" chỉ về một tội danh mà trong đó một người đã có gia đình quan hệ tình dục với một người không phải là người phối ngẫu của mình. Từ "thông dâm" mô tả tính chất của hành vi hay người vi phạm tội này. - Từ "người ngoại tình" là từ nói chung về những người vi phạm tội ngoại tình. - Đôi khi từ "người đàn bà ngoại tình" được dùng để miêu tả cụ thể rằng người vi phạm tội ngoại tình là một người phụ nữ. - Ngoại tình phá vỡ lời hứa mà người chồng hoặc người vợ hứa với nhau trong giao ước hôn nhân của họ. - Đức Chúa Trời truyền dạy dân Y-sơ-ra-ên không được phạm tội ngoại tình. - Từ "thông dâm" thường được dùng theo nghĩa bóng để mô tả sự không trung tín của người Y-sơ-ra-ên với Đức Chúa Trời, đặc biệt là khi họ thờ các thần khác. Gợi ý dịch - Nếu ngôn ngữ đích không có một từ ngữ nào có nghĩa là “ngoại tình”, thì từ nầy có thể được dịch ra bằng một cụm từ như “quan hệ tình dục với vợ của người khác” hoặc “thông dâm với người phối ngẫu của người khác.” - Một số ngôn ngữ có thể có cách nói gián tiếp nói về tội ngoại tình, chẳng hạn như “ngủ với người phối ngẫu của người khác” hoặc là “không chung thủy với vợ của mình.”


Ngày cuối cùng, những ngày cuối cùng, những ngày sau cùng

Cụm từ “những ngày cuối cùng” hay “những ngày sau cùng” thường chỉ về thời kỳ trước khi Chúa Giê-xu trở lại. - Thời kỳ này không biết sẽ kéo dài bao lâu. - Trong thời kỳ này, tội ác và những tai họa sẽ ngày càng gia tăng. - “Ngày cuối cùng” cũng chính là “ngày của Chúa”, là thời kỳ của sự sống lại và sự phán xét. Chúa Giê-xu hứa sẽ khiến những người tin Ngài sống lại “vào ngày cuối cùng”. Gợi ý dịch - “Những ngày cuối cùng” cũng có thể được dịch là “những ngày cuối”, “thời kỳ kết thúc” hay “thời kỳ tận thế”.
- Nếu được tốt nhất nên dịch từ này khác với từ ngày phán xét.


Ngày của Chúa, ngày của Đức Giê-hô-va

Cụm từ “ngày của Chúa” và “ngày của Đức Giê-hô-va” được dùng để đề cập đến những thời điểm Đức Chúa Trời có những hành động đặc biệt về sự đoán phạt dành cho kẻ thù của Đức Giê-hô-va. - Đôi khi “ngày của Đức Giê-hô-va” được dùng để nói đến thời điểm khi Đức Giê-hô-va can thiệp để giải cứu dân Ngài thoát khỏi kẻ thù. - Trong những thời điểm khác, cụm từ nầy được dùng để tiên tri về sự đoán xét hoặc đoán phạt dành cho dân sự Chúa. Trong một số ngữ cảnh, từ nầy cũng đề cập đến thời kỳ phán xét cuối cùng. - Từ ngữ “ngày” trong cụm từ nầy có lẽ là “thời điểm” hoặc “dịp tiện” kéo dài hơn 24 giờ. - Thuật ngữ “ngày của Chúa” trong Tân Ước cũng nhắc nhiều đến thời điểm khi có sự phán xét cuối cùng dành cho tất cả những người đã chống nghịch Đức Giê-hô-va và chối bỏ Đấng Christ. Thuật ngữ “Chúa” có lẽ nói đến “Chúa Giê-xu” trong nhiều ngữ cảnh. Đôi khi danh từ “Chúa” có thể đề cập tổng quát hơn về Giê-hô-va Đức Chúa Trời. - Khi “ngày của Chúa” nói đến thời điểm đoán xét sau cùng và sự phục sinh trong tương lai, người ta cũng gọi là “thời kỳ sau rốt”. Thời điểm nầy sẽ bắt đầu khi Chúa Giê-xu tái lâm để xét đoán kẻ có tội và sẽ tiếp tục cho đến khi Ngài cầm quyền cai trị muôn vật Ngài tạo dựng cho đến đời đời. Gợi ý dịch - Tùy theo ngữ cảnh, các cách khác để dịch cụm từ “ngày của Đức Giê-hô-va” có thể là “thời điểm của Đức Giê-hô-va”, “ khi Đức Giê-hô-va đến giải cứu dân Ngài”, “thời điểm khi Đức Giê-hô-va đoán phạt kẻ thù” hoặc “thời điểm khi Đức Giê-hô-va giáng cơn thịnh nộ của Ngài”. - Có thể dịch cụm từ “ngày của Chúa” là “thời điểm phán xét của Chúa” hoặc “thời điểm khi Chúa Giê-xu tái lâm để xét đoán mọi người”.


Ngày phán xét

Thuật ngữ “ngày phán xét” chỉ về một thời điểm tương lai khi Đức Chúa Trời phán xét tất cả mọi người. - Đức Chúa Trời đã đặt con Ngài là Đức Chúa Giê-xu làm quan án trên mọi người. - Vào ngày phán xét, Đấng Christ sẽ xét xử con người theo bản tính công chính của Ngài. Gợi ý dịch - Ngày phán xét” có thể được dịch là “thời kỳ phán xét” vì khoảng thời gian đó có thể dài hơn một ngày. - Một cách dịch khác cho từ này là “thời kỳ tận thế khi Đức Chúa Trời phán xét toàn nhân loại”. - Một số bản dịch viết hoa từ này để thể hiện đây là tên của một ngày hay một thời kỳ đặc biệt: “Ngày Phán xét” hay “Thời kỳ Phán xét."


Người Hê-bơ-rơ

  • ‘Người Hê-bơ-rơ’ là dòng dõi từ Áp-ra-ham qua Y-sác và Gia-cốp. Áp-ra-ham là người đầu tiên trong Kinh Thánh được gọi là “người Hê-bơ-rơ”
  • “Hê-bơ-rơ” cũng nói đến ngôn ngữ mà người Hê-bơ-rơ sử dụng. Cựu Ước bản đầu tiên được biết bằng tiếng Hê-bơ-rơ
  • Người Hê-bơ-rơ còn được gọi là ‘người Do Thái,’ nhưng trừ khi những từ này chỉ rõ ràng đến tộc người Do Thái, còn lại tốt nhất là giữ nguyên các từ này trong ngữ cảnh ban đầu của văn bản.

Người được chọn, dân được chọn, Đấng được chọn, kẻ được chọn

Thuật ngữ “kẻ được chọn” theo nghĩa đen là “người được chọn” hoặc “dân được chọn” và nói đến những người mà Chúa đã chọn hay chỉ định làm dân sự Ngài. “Đấng được chọn” hoặc “Đấng được Chúa chọn” là danh hiệu đề cập đến Chúa Giê-xu, là Đấng Mê-si được chọn. - Đức Chúa Trời chọn người đề làm nên thánh, để được Ngài biệt riêng vì mục đích sanh trái tốt thuộc linh. Đó là lí do vì sao họ được gọi là “những người được chọn” hoặc là “kẻ được chọn”. - Thuật ngữ “người được chọn” đôi khi được dùng trong Kinh Thánh để nhắc đến một số người như Môi se và vua Đa vít là người Đức Chúa Trời đã chọn để lãnh đạo dân Ngài. Nó cũng được dùng để chỉ về dân tộc Y-sơ-ra-ên là tuyển dân của Đức Chúa Trời.
- Cụm từ “kẻ được chọn” là một thuật ngữ cũ có nghĩa đen là “(những) kẻ được chọn” hoặc là “(những) người được chọn”. Khi được dùng trong một cụm từ như “người nữ được chọn” thì nó có nghĩa là “được chọn”. - Trong những bản dịch Kinh Thánh trước đây, thuật ngữ “người được chọn” được dùng trong Cựu và Tân Ước để dịch từ ngữ “(những) kẻ được chọn”. Nhiều bản dịch hiện đại dùng từ “người được chọn” trong Tân Ước để đề cập đến những người được Đức Chúa Trời cứu rỗi nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu. Đâu đó trong bản văn Kinh Thánh có thể dịch nghĩa từ ngữ nầy theo nghĩa đen như là “người được chọn”. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “kẻ được chọn” hoặc “dân được chọn” có thể dịch là “những người được Đức Chúa Trời chọn” hoặc “những người Đức Chúa Trời chọn để làm dân Ngài”. - Nếu có thể, tốt nhất nên dịch từ ngữ nầy theo nghĩa đen là “những người được chọn”. - Khi nhắc đến Chúa Giê-xu, “những kẻ được chọn” có thể được dịch là “những người được Đức Chúa Trời chọn”, “Đấng Mê-si được Đức Chúa Trời đặc biệt chọn” hoặc “Đấng được Đức Chúa Trời chọn”.


Ngụ ngôn

Ngụ ngôn là một câu chuyện ngắn dùng để minh hoạ một bài học tôn giáo hay đạo đức. - Chúa Giê-xu dùng ngụ ngôn để giảng dạy cho các môn đồ.


Nhà hội

Nhà hội là một tòa nhà nơi người Do Thái tụ họp để thờ phượng Đức Chúa Trời. Từ thời xa xưa, giờ thờ phượng tại nhà hội bao gồm giờ cầu nguyện, đọc Kinh Thánh và giảng dạy lời Chúa. - Người Do Thái xây nhà hội vì có nhiều người sống ở xa đền thờ Giê-ru-sa-lem và không thể đến đây thường xuyên. - Từ “nhà hội” cũng có thể chỉ về những người tụ họp tại đây.


Nhà truyền giáo

Nhà truyền giáo là người rao truyền tin lành về Chúa Giê-xu Christ có mọi người khác biết. - Nghĩa đen của “nhà truyền giáo” là “người rao giảng phúc âm”. - Chúa Giê-xu sai các sứ đồ đi rao truyền tin lành để mọi người biết chúng ta là thành viên của vương quốc Đức Chúa Trời nhờ sự tin cậy nơi Chúa Giê-xu và sự hy sinh của Ngài vì tội lỗi chúng ta. - Tất cả các tín đồ Cơ Đốc đều được khuyến khích chia sẻ phúc âm. - Một số tín đồ Cơ Đốc được ban ân tứ thuộc linh đặc biệt để rao truyền phúc âm một cách có hiệu quả. Người ta cho rằng đây là những người được ban ân tứ truyền giáo và được gọi là “nhà truyền giáo”. Gợi ý dịch - Có thể dịch thuật ngữ “nhà truyền giáo” là “người giảng phúc âm”, “thầy truyền đạo” hoặc là “người công bố tin lành”.


Nhà Đức Chúa Trời, nhà Đức Giê-hô-va

Trong Kinh Thánh, các cụm từ “nhà Đức Chúa Trời” (nhà của Đức Chúa Trời) và “nhà Đức Giê-hô-va” (nhà của Đức Giê-hô-va) nhắc đến nơi Đức Chúa Trời được thờ phượng. - Thuật ngữ này cũng được dùng đặc biệt hơn để nhắc đến đền tạm hoặc đền thờ. - Đôi khi “nhà của Đức Chúa Trời” được dùng để nhắc đến dân sự của Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch - Khi nhắc đến một nơi thờ phượng, thuật ngữ này có thể được dịch là, “nhà thờ phượng Đức Chúa Trời” hoặc “một nơi thờ phượng Đức Chúa Trời.” - Nếu từ này nhắc đến đền thờ hay đền tạm, thì có thể dịch là “đền thờ”.


Nơi thánh, nơi chí thánh

Trong Kinh Thánh, “nơi thánh” và “nơi chí thánh” nói đến hai căn phòng trong đền tạm hay đền thờ. Đôi khi từ “nơi thánh” chỉ chung cho bất kì nơi nào được biệt riêng cho Đức Chúa Trời. - Hai căn phòng này được bao quanh bởi bức tường của đền tạm hay đền thờ. Chúng được phân cách bởi một lớp rèm dày và nặng để chặn lối vào nơi chí thánh. - Đức Chúa Trời gặp các thượng tế là người đại diện cho tất cả dân Do Thái. - The high priest was the only one who was permitted to go into the most holy place. A thick, heavy curtain kept everyone else from entering. - “nơi thánh” là căn phòng đầu tiên và trong đó chứa hai thứ: bàn thờ xông hương và bàn có bánh thánh để trên nó. - "Nơi chí thánh" là căn phòng thứ hai ở trong cùng và ở đó chứa rương giao ước. - Đôi khi cụm từ "nơi thánh" mang tính chung chung hơn và nói đến toàn bộ đền thờ hay đền tạm. Gợi ý dịch - Cụm từ “nơi thánh” có thể được dịch thành ‘phòng dành riêng cho Đức Chúa Trời’ hay “phòng đặc biệt để gặp gỡ Đức Chúa Trời” hay “nơi chỉ dành cho Đức Chúa Trời” - Cụm từ “nơi chí thánh” có thể được dịch thành “phòng dành riêng nhất cho Đức Chúa Trời” hay “nơi đặc biệt nhất để gặp gỡ Đức Chúa Trời.”Tùy thuộc vào hoàn cảnh, khi “nơi thánh” được dùng chung chung hơn như trong “một nơi thánh” cụm từ này có thể được dịch thành ‘nơi thánh hóa’ hay ‘nơi mà Đức Chúa Trời đã biệt riêng’ hay ‘phòng thánh trong đến thờ’ hay ‘bức tường của đến thờ.


Nơi tôn nghiêm

Từ “nơi tôn nghiêm” có nghĩa là “nơi thánh”, chỉ về nơi được Đức Chúa Trời thánh hóa. Từ này cũng chỉ về nơi an toàn, được bảo vệ. - Trong Cựu Ước, từ “nơi tôn nghiêm” thường được dùng để chỉ về đền tạm hay đền thờ có “nơi thánh” và “nơi chí thánh”. - Đức Chúa Trời gọi nơi Ngài hiện diện giữa dân Y-sơ-ra-ên là nơi tôn nghiêm. - Ngài cũng gọi chính Ngài là “nơi tôn nghiêm” hay nơi an toàn để dân sự Ngài được che chở. Gợi ý dịch - Ý nghĩa cơ bản của từ này là “nơi được biệt riêng”. - Tùy vào ngữ cảnh, từ “nơi tôn nghiêm” có thể được dịch là “nơi thánh”, “nhà thánh”, “nơi cư ngụ thánh của Chúa”, “nơi bảo vệ thánh” hay “nơi an toàn thánh”. - Cụm từ “Siếc-lơ dùng cho nơi thánh” có thể được dịch là “loại siếc-lơ để dâng vào nơi thánh” hay “loại siếc-lơ dùng để nộp thuế coi sóc đền thờ”. - Trong thời hiện đại, từ “nơi thánh” thường được dùng để chỉ về phòng thờ phượng chính trong nhà thờ. Cần đảm bảo cách dịch từ này trong văn bản Kinh Thánh không mang ý nghĩa trên.


Nước Đức Chúa Trời, nước thiên đàng

Từ "nước Đức Chúa Trời" và "nước thiên đàng", Cả hai thuật ngữ này đều chỉ về sự cai trị, thẩm quyền của Đức Chúa Trời trên con người và mọi tạo vật của Ngài. - Người Do Thái thường dùng từ "thiên đàng" chỉ về Đức Chúa Trời, tránh nói trực tiếp đến tên của Ngài. - Trong Tân Ước mà Ma-thi-ơ đã viết, ông nhắc đến nước của Đức Chúa Trời là nước thiên đàng, có lẽ vì ông viết cho đọc giả chủ yếu là người Do Thái. - Nước Đức Chúa Trời chỉ về việc Đức Chúa Trời cai trị trên con người về thuộc linh và cai trị cả thế giới vật chất. - Trong Cựu Ước, các Tiên Tri đã nói trước rằng Đức Chúa Trời sẽ ban Đấng Mê-si-a cai trị cách công chính. Chúa Giê-xu, con Đức Chúa Trời, là Đấng Mê-si-a sẽ cai trị nước Đức Chúa Trời đời đời. Gợi ý dịch: - Tùy vào ngữ cảnh “nước Đức Chúa Trời” có thể được dịch là “sự cai trị của Đức Chúa Trời


Nắp thi ân

“Nắp thi ân” là một miếng vàng dùng để phủ bên trên hòm giao ước. Trong nhiều bản dịch tiếng Anh, nó còn được gọi là "nắp chuộc tội." - Nắp thi ân có chiều dài khoảng 115 cm và chiều rộng 70 cm. - Trên nắp thi ân là hai chê-ru-bim bằng vàng, cánh xòe ra đâu vào nhau che nắp thi ân. Đây là biểu tượng của sự hiện diện và quyền năng của Đức Chúa Trời. - Đức Giê-hô-va phán rằng Ngài sẽ gặp dân Y-sơ-ra-ên trên nắp thi ân, dưới hai cánh xòe ra của chê-ru-bim. Chỉ có thầy tế lễ thượng phẩm mới được phép gặp Chúa bằng cách nầy với tư cách đại diện cho dân sự. - Đôi khi nắp thi ân cũng được nhắc đến như một “ngôi thi ân”, bởi vì đây là nơi truyền đạt ơn thương xót của Đức Chúa Trời khi Ngài hiện xuống để chuộc tội cho nhân loại tội lỗi. Gợi ý dịch: - Những cách khác để dịch thuật ngữ nầy gồm có “nắp hòm giao ước nơi Đức Chúa Trời hứa cứu chuộc”, “nơi Chúa chuộc tội thay” hoặc “nắp thi ân nơi Đức Chúa Trời tha tội và phục hồi”. - Nó cũng có thể mang ý nghĩa là "nơi làm nguôi cơn giận.." - Hãy so sánh từ này với cách bạn dịch từ "chuộc tội," "làm nguôi cơn giận," hay "đền tội."


Oai nghi

Từ “oai nghi” chỉ về sự vĩ đại và huy hoàng, thường liên quan đến đặc tính của một vị vua. - Trong Kinh Thánh, từ “oai nghi” thường chỉ về sự vĩ đại của Đức Chúa Trời, là Vua cao cả trên toàn vũ trụ.
- “Bệ hạ” là một cách để gọi đức vua. Gợi ý dịch: - Từ này có thể được dịch là “sự vĩ đại của đức vua” hay “sự huy hoàng của hoàng gia”. - Từ “bệ hạ” có thể được dịch tương tự như “hoàng thượng” hoặc sử dụng các cách gọi nhà cai trị tự nhiên trong ngôn ngữ dịch.


Pha-ri-si

Pha-ri-si là một nhóm người quan trọng thuộc giới lãnh đạo tôn giáo của Y-sơ-ra-ên trong thời Chúa Giê-xu. Phần nhiều trong số họ là doanh nhân thuộc tầng lớp trung lưu và một số người cũng là thầy tế lễ. Trong số tất cả các lãnh đạo Do Thái, người Pha-ri-si tuân giữ luật Môi-se và các luật Do Thái và truyền thống nghiêm khắc nhất. Họ rất quan tâm đến việc giữ người Do Thái khỏi những ảnh hưởng của dân ngoại xung quanh. Thực tế, tên gọi “Pha-ri-si” xuất phát từ từ “tách biệt”. Người Pha-ri-si tin vào đời sau, họ cũng tin vào sự tồn tại của thiên sứ và những thể linh khác. Người Pha-ri-si và Sa-đu-sê (bao gồm thầy tế lễ cả) tích cực chống đối Chúa Giê-xu và những Cơ Đốc nhân đầu tiên.


Phán xét, sự phán xét

Từ “phán xét” và “sự phán xét” thường chỉ về việc đưa ra phán quyết xem điều này là đúng đắn hay trái đạo đức. - Cụm từ “sự phán xét của Đức Chúa Trời” thường chỉ về quyết định kết án một người hay một việc làm mang tính tội lỗi. - Sự phán xét của Đức Chúa Trời thường bao gồm việc trừng phạt con người vì tội lỗi của họ. - Từ “phán xét” cũng có nghĩa là “kết án”. Đức Chúa Trời phán dạy dân sự Ngài không được phán xét lẫn nhau theo nghĩa này. - Từ này có một ý nghĩa khác là “phân xử giữa” hay “phán xét giữa” chẳng hạn như khi phân định người nào đúng trong một cuộc tranh chấp giữa hai người. - Trong một vài ngữ cảnh, sự phán xét của Đức Chúa Trời chính là những gì Ngài quyết định là đúng và công bình. Chúng cũng giống như sắc lệnh, luật pháp hay các giới răn của Ngài. - “Óc phán đoán” có thể chỉ về khả năng đưa ra những quyết định khôn ngoan. Một người thiếu “óc phán đoán” không có sự khôn ngoan để đưa ra những quyết định khôn ngoan. Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, các cách dịch khác cho từ “phán xét” có thể bao gồm “quyết định”, “kết án”, “trừng phạt” hay “ra sắc lệnh”." - Thuật ngữ “sự phán xét” có thể được dịch là “sự trừng phạt”, “sự phán quyết”, “lời tuyên án”, “bản án” hay “sự kết tội."


Phép lạ, điều kỳ diệu, dấu hiệu

Phép lạ là những điều kỳ diệu có thể không bao giờ xảy ra trừ khi Đức Chúa Trời hành động. - Ví dụ như phép lạ của Chúa Giê-xu làm như dẹp yên cơn bão, chữa lành người mù. - Phép lạ đôi khi được gọi là “điều kỳ diệu” vì chúng khiến cho con người đầy thắc mắc và kinh ngạc. - Từ “điều kỳ diệu” thường có ý nghĩa tổng quát hơn, chỉ về những điều phô bày đáng kinh ngạc do năng quyền của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như khi Ngài dựng nên trời và đất.
- Đôi khi phép lạ được gọi là “dấu hiệu” vì chúng được dùng làm dấu chỉ hay bằng chứng bày tỏ Đức Chúa Trời là toàn năng, Ngài nắm toàn quyền trên cả vũ trụ. - Một số phép lạ là công việc cứu chuộc của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như khi Ngài giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ tại Ai Cập hay lúc Ngài bảo vệ Đa-ni-ên khi ông bị ném vào hang sư tử. - Những điều kỳ diệu khác là công việc phán xét của Đức Chúa Trời, chẳng hạn như khi Ngài khiến ngập lụt trên cả trái đất vào thời Nô-ê hay khi Ngài ban những tai vạ khủng khiếp xuống xứ Ai Cập. - Chúa có nhiều phép lạ chữa lành về thuộc thể cho người bệnh hay gọi người chết sống lại. - Quyền năng của Đức Chúa Trời được bày tỏ qua Chúa Giê-xu khi Ngài chữa lành cho nhiều người, làm yên cơn bão, đi trên mặt nước và khiến người chết sống lại. Tất cả đều là những phép lạ. - Đức Chúa Trời cũng cho phép các tiên tri và sứ đồ thực hiện những phép lạ chữa lành cùng nhiều việc khác mà chỉ có thể được thực hiện nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch: - Có thể dịch từ “phép lạ” hay “điều kỳ diệu” là “những điều bất khả thi do Đức Chúa Trời làm”, “việc quyền năng của Đức Chúa Trời” hay “công việc đầy kinh ngạc của Đức Chúa Trời”. - Cách nói thường gặp “dấu kỳ phép lạ” có thể được dịch là “bằng chứng và phép lạ”, “công việc kỳ diệu chứng minh quyền năng của Đức Chúa Trời” hay “phép lạ đầy kinh ngạc bày tỏ sự vĩ đại của Đức Chúa Trời”. - Lưu ý rằng nghĩa về dấu lạ khác với dấu hiệu chứng minh về một điều gì đó.


Phục hồi, sự phục hồi

Từ “phục hồi” và “sự phục hồi” chỉ về việc khiến cho một vật trở về tình trạng tốt hơn của nó vào lúc ban đầu. - Khi một bộ phận trong cơ thể nhiễm bệnh được phục hồi có nghĩa là bộ phận đó đã được “chữa lành”. - Một mối quan hệ đổ vỡ được phục hồi nghĩa là được “giải hoà”. Đức Chúa Trời phục hồi những tội nhân và “mang họ trở về” với Ngài. - Khi một người được phục hồi lại quê hương nghĩa là họ được “mang trở lại” hay “trở về” quê hương. Gợi ý dịch: - Tùy theo ngữ cảnh, các cách dịch từ “phục hồi” có thể bao gồm: “đổi mới”, “hoàn lại”, “trở lại”, “chữa lành” hay “trở về”. - Thành ngữ cho từ này có thể là “làm mới” hoặc “làm lại như mới”. - Tài sản được “phục hồi” có nghĩa là nó được “sửa chữa”, “thay thế” hoặc “trả lại” cho chủ nhân của nó. - Tuỳ vào ngữ cảnh, từ “sự phục hồi” có thể được dịch là “sự đổi mới”, “sự chữa lành” hay “sự hoà giải”.


Phục sinh

“Phục sinh” chỉ về việc sống lại sau khi đã chết. - Hồi sinh một người có nghĩa là khiến cho người đó sống lại. Chỉ có Đức Chúa Trời mới có quyền năng làm việc này. - Từ “phục sinh” thường chỉ về sự sống lại của Chúa Giê-xu sau khi chết. - Khi Chúa Giê-xu phán “Ta là sự sống lại và sự sống” thì Ngài muốn nói rằng chính Ngài là nguồn phục sinh, là Đấng khiến kẻ chết sống lại. Gợi ý dịch: - Từ “phục sinh” cũng có thể được dịch là “sống lại” hay “sống lại sau khi chết”. - Nghĩa đen của từ này là “trỗi dậy” hay “vực dậy (từ cõi chết)”. Đây cũng là những cách dịch khác cho từ này.


Phục vụ, mục vụ

Trong Kinh Thánh, từ “phục vụ” và “mục vụ” chỉ về việc phục vụ người khác bằng cách dạy dỗ họ về Đức Chúa Trời và chăm sóc nhu cầu thuộc linh của họ. Từ này còn có nghĩa là “mục sư” chỉ về người phục vụ người khác theo cách trên. - Trong Cựu Ước, các thầy tế lễ sẽ “phục vụ” Đức Chúa Trời trong đền thờ bằng việc dâng của tế lễ cho Ngài.
- “Mục vụ” của họ cũng bao gồm việc coi sóc đền thờ và thay mặt cho dân chúng cầu nguyện với Đức Chúa Trời. - Trong Tân Ước, “mục sư” là người dạy dỗ người khác về sứ điệp cứu rỗi nhờ đức tin nơi Chúa Giê-xu. Đôi khi mục sư được gọi là “đầy tớ”. - Việc phục vụ con người có thể bao gồm việc phục vụ về mặt thuộc linh bằng cách dạy dỗ họ về Đức Chúa Trời. - Từ này cũng có thể chỉ về việc phục vụ về mặt thể chất, chẳng hạn như chăm sóc cho người bệnh, cung cấp thức ăn cho người nghèo. Gợi ý dịch: - Trong ngữ cảnh chăm sóc cho con người thì từ này có thể được dịch là “phục vụ”, “chăm nom” hay “đáp ứng nhu cầu”. - Khi chỉ về việc phục vụ trong đền thờ thì từ “phục vụ” có thể dịch là “hầu việc Đức Chúa Trời trong đền thờ” hoặc “dâng của tế lễ của dân chúng lên cho Đức Chúa Trời”. - Trong ngữ cảnh phục vụ Đức Chúa Trời thì từ này có thể dịch là “hầu việc” hoặc “làm việc cho Đức Chúa Trời”. - Cụm từ “phục vụ cho” có thể dịch là “chăm sóc cho”, “chu cấp cho” hoặc “giúp đỡ”.


Quyền con trưởng

Thuật ngữ “quyền con trưởng” trong Kinh Thánh nói đến danh hiệu, tên tuổi của gia đình và thịnh vượng về vật chất thông thường được trao cho con trưởng nam trong gia đình.
- Quyền con trưởng bao gồm phần thừa kế gia tài gấp đôi do người cha để lại. - Quyền thừa kế của người con đầu lòng của một vị vua là quyền cai trị sau khi vua cha qua đời. - Ê-sau bán quyền trưởng nam cho em trai mình là Gia-cốp. Vì lý do nầy, Gia-cốp nhận được sự chúc phước dành cho con trưởng nam thay vì cho Ê sau. - Quyền con trưởng cũng bao gồm sự tôn trọng của con cháu thuộc dòng dõi con trưởng nam. Gợi ý dịch: - Có nhiều cách để dịch từ “quyền con trưởng” bao gồm “quyền lợi và giá trị tài sản của con trưởng nam “, “danh dự dòng họ” hay “đặc quyền và sự thừa kế của con trưởng nam”


Quyền năng

Từ “quyền năng” chỉ về khả năng làm hoặc khiến điều gì xảy ra bằng sức mạnh to lớn và thẩm quyền. - “Quyền năng của Đức Chúa Trời” chỉ về khả năng của Đức Chúa Trời làm những việc con người không làm được. - Đức Chúa Trời là tối cao, có quyền năng hoàn toàn trên mọi vật Ngài tạo dựng. - Đức Chúa Trời ban cho con dân Ngài năng lực để làm điều Ngài muốn, để khi họ chữa lành hay làm những phép lạ, họ sẽ làm bằng quyền năng của Ngài. - Vì Chúa Giê-xu và Đức Thánh Linh cũng là Đức Chúa Trời nên cả hai Đấng cũng có quyền năng tương tự. Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh, “quyền năng” có thể được dịch là “khả năng”, “sức mạnh”, “năng lực”, “khả năng làm phép lạ” hoặc “điều khiển”.
- Các cách dịch cho từ “các thế lực” có thể bao gồm “những thể quyền lực” hoặc “những linh thống trị” hoặc “những người kiểm soát người khác”.
- Cách nói như “cứu chúng con khỏi quyền lực của kẻ thù” có thể được dịch là “cứu chúng con khỏi bị kẻ thù áp bức” hoặc “cứu chúng con khỏi bị kẻ thù kiểm soát”. Trong trường hợp này, “quyền lực” có nghĩa là sử dụng sức mạnh của mình để kiểm soát và đàn áp người khác.


Quyền thế

Thuật ngữ “quyền thế”nói đến quyền lực, sự kiểm soát, hoặc là thẩm quyền trên người hay vật, hay đất đai. - Người ta nói rằng Chúa Giê-xu có toàn quyền trên trái đất, Ngài là tiên tri, thầy tế lễ và là Vua. - Sự chết của Chúa Giê-xu Christ trên thập tự giá đã đánh bại sự thống trị của Sa-tan mãi mãi - Ngay từ khi sáng thế, Đức Chúa Trời nói rằng loài người sẽ có quyền quản trị trên loài cá, loài chim và mọi loài khác trên trái đất. Gợi ý dịch - Tùy theo ngữ cảnh, có thể dịch thuật ngữ nầy là “thẩm quyền”, quyền năng” hay “kiểm soát”. - Có thể dịch cụm từ “có uy quyền trên” là “có quyền cai trị” hoặc “quản trị”.


Ra-bi

Theo nghĩa đen thì “Ra-bi” có nghĩa là “chúa của tôi” hoặc “thầy của tôi”. - “Ra-bi” là một danh hiệu tôn trọng và danh dự dành cho một người giảng dạy tôn giáo Do Thái, đặc biệt là người giảng dạy luật pháp của Đức Chúa Trời. - Cả Giăng Báp-tít và Chúa Giê-xu đôi khi đều được các môn đồ của mình gọi là “Ra-bi”. Gợi ý dịch: - Các cách dịch từ này có thể bao gồm “chúa tôi”, “thầy tôi”, “thầy đáng kính” hay “tu sĩ”. Một số ngôn ngữ có thể dùng chúng như một lời chào.
- Ngôn ngữ dịch có thể có cách gọi đặc biệt thường dùng để chỉ về những người thầy. - Cần đảm bảo cách dịch từ này không có ý Chúa Giê-xu là giáo viên trong trường học. - Cũng cần xem xét từ “Ra-bi” được dịch như thế nào trong bản dịch Kinh Thánh ở ngôn ngữ có liên quan hoặc ngôn ngữ trong nước.


Ràng buộc, gông cùm, phạm vi

Thuật ngữ “ràng buộc” có nghĩa là cột hoặc buộc chặt. Một vật bị cột hay buộc hay nối, ghép với nhau gọi là “mối quan hệ, sự ràng buộc”.
- “Bị ràng buộc” có nghĩa là “trói buộc, quấn hay bọc quanh”. - Thuật ngữ “gông cùm” nói đến sự ràng buộc, giam nhốt hay cầm tù một người. Thông thường nói đến xiềng xich, gông cùm hoặc dây trói thuộc thể làm cho một người không được tự do. - Trong thời đại Kinh Thánh, những xiềng xích như dây trói hay dây xích được dùng để buộc chặt một người vào tường hay sàn nhà của một nhà tù bằng đá. - Thuật ngữ “buộc” có thể được dùng để nói về cột miếng vải quanh một vết thương để nó mau lành. - Một người chết sẽ được liệm bằng vải để chuẩn bị chôn cất. - Thuật ngữ “mối ràng buộ” được dùng theo nghĩa bóng để nói đến một điều gì chẳng hạn như tội lỗi kiểm soát hoặc nô lệ hóa một người. - Sự ràng buộc có thể là một quan hệ thân thiết giữa người với nhau và ủng hộ nhau về phương diện tình cảm, thuộc linh, thuộc thể. Ý nghĩa nầy áp dụng cho quan hệ hôn nhân. - Chẳng hạn như, người chồng và vợ có sự ràng buộc với nhau. Đó là quan hệ Đức Chúa Trời không muốn bị đổ vỡ. - Một người có thể bị ràng buộc với một lời hứa có nghĩa là cần phải thực hiện lời đã hứa. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “buộc” có thể dịch nghĩa là “trói”, “cấm” hay “bọc”


Rương

Từ "rương" là một hộp gỗ hình chữ nhật dùng để cất giữ hay bảo vệ một vật dụng nào đó. Rương có kích thước lớn hoặc nhỏ tùy theo mục đích sử dụng. - Tron Kinh thánh, từ "rương" lần đầu tiên được sử dụng để chỉ về một chiếc tàu bằng gỗ hình chữ nhật lớn mà Nô-ê đã đóng để thoát khỏi cơn lụt trên toàn trái đất. Chiếc rương thường có đáy bằng, nắp đậy và bốn vách. - Từ này có thể bao hàm những ý nghĩa như, "một chiếc tàu rất lớn" hay "một chiếc thuyền" hoặc "tàu chở hàng" hay là "một chiếc tàu hình hộp lớn." - Trong tiếng Hê-bơ-rơ từ được dùng để chỉ về một chiếc tàu lớn cũng là từ được dùng để chỉ về một cái rổ hay cái hộp mà Môi-se đươc mẹ đặt vào để bỏ xuống sông Nin đặng lẩn trốn. Nó thường được dịch ra là "cái thúng." - Trong cụm từ "rương giao ước," thì từ "rương" ở đây là một từ khác trong tiếng Hê-bơ-rơ. Nó có thể được dịch ra là "hộp" hay "tủ" hoặc "một hộp chứa đồ." - Khi chọn từ để dịch từ "rương," điều quan trọng cần lưu ý đến đó là kích thước của nó trong từng bối cảnh.


Rủa sả, bị rủa sả

Thuật ngữ “rủa sả” có nghĩa là làm cho những việc không hay xảy ra cho một người hay một vật bị rủa sả. - Lời rủa sả cũng có thể là một lời nói độc địa để mong tai họa xảy ra cho một người hay một việc nào đó, - Rủa sả một người có thể là ước muốn những điều không hay xảy đến cho họ. - Sự rủa sả cũng có thể là một hình phạt hoặc những điều không tiêu cực mà một người gây ra cho người khác. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ nầy có thể dịch là “khiến những điều tệ hại xảy ra cho” hoặc là “hoặc tuyên bố rằng sẽ có sự không may xảy đến cho” hoặc “thề sẽ làm việc xấu xảy ra cho”. - Trong ngữ cảnh Đức Chúa Trời giáng sự rủa sả trên dân bội nghịch, phải dịch là “phạt bằng cách cho phép sự không hay xảy ra”. - Từ “bị rủa sả” khi được dùng để mô tả về con người


Sa-bát

Sa-bát là một ngày đặc biệt trong tuần lễ Đức Chúa Trời truyền cho dân Y-sơ-ra-ên phải biệt riêng làm ngày nghỉ. - Ngày Sa-bát là ngày thứ bảy (ngày cuối cùng) của tuần lễ. - Sau khi Đức Chúa Trời hoàn tất việc sáng tạo vũ trụ trong sáu ngày, vào ngày thứ bảy thì Ngài nghỉ. Cũng vậy, Đức Chúa Trời truyền cho dân Y-sơ-ra-ên phải biệt riêng ngày thứ bảy thành một ngày đặc biệt để nghỉ ngơi và thờ phượng Ngài. - Đối với người Do Thái thì ngày Sa-bát bắt đầu vào lúc mặt trời lặn ngày thứ sáu cho đến lúc mặt trời lặn ngày thứ bảy. Gợi ý dịch - Có thể dịch là “ngày nghỉ”, “ngày để nghỉ ngơi”, “ngày không làm việc” hay “ngày nghỉ của Đức Chúa Trời”. - Một số bản dịch viết hoa thuật ngữ này để thể hiên đây là một ngày đặc biệt, chằng hạn như “Ngày Sa-bát” hay “Ngày Nghỉ”. - Cần xem xét cách dịch cụm từ này như thế nào trong ngôn ngữ dịch hay ngôn ngữ địa phương.


Sa-tan, ma quỷ, quỷ dữ

Ma quỷ là linh được Đức Chúa Trời tạo dựng nên nhưng nổi loạn nghịch cùng Ngài và trở thành kẻ thù của Ngài. Ma quỷ còn được gọi là “Sa-tan” và “quỷ dữ”." - Ma quỷ, Sa-tan ghét Đức Chúa Trời và mọi điều Ngài dựng nên vì nó muốn thay thế Đức Chúa Trời và được thờ phượng như Ngài. - Sa-tan cám dỗ con người chống nghịch lại Đức Chúa Trời. - Đức Chúa Trời ban Con của Ngài là Chúa Giê-xu để giải cứu con người khỏi sự điều khiển của Sa-tan. - Tên “Sa-tan” có nghĩa là “kẻ đối địch” hay “kẻ thù”. - Từ “ma quỷ” có nghĩa là “kẻ kiện cáo”. Gợi ý dịch - Từ “ma quỷ” cũng có thể được dịch là “kẻ kiện cáo”, “quỷ dữ”, “vua của các quỷ dữ” hay “quỷ trưởng”. - “Sa-tan” có thể được dịch là “Kẻ đối địch”, “Kẻ thù” hoặc những tên gọi khác chỉ về ma quỷ. - Những từ này cần được dịch khác với từ ma quái và ác thần. - Cần xem xét cách dịch những từ này trong ngôn ngữ dịch hay ngôn ngữ địa phương.


Sa-đu-sê

Người Sa-đu-sê là một nhóm các thầy tế lễ Do Thái tham gia chính trị trong thời Chúa Giê-xu. Họ ủng hộ sự cai trị của La Mã và không tin vào sự sống lại. - ​ Người Sa-đu-sê thường là những người giàu có, thuộc tầng lớp thượng lưu của người Do Thái. Họ hỗ trợ cho những vị trí lãnh đạo quyền lực chẳng hạn như thầy tế lễ cả và thầy tế lễ thượng phẩm. - Nhiệm vụ của họ là coi sóc khu đền thờ và những công việc của thầy tế lễ như dâng của tế lễ. - Người Sa-đu-sê và người Pha-ri-si là những nhân tố chính trong việc đóng đinh Chúa Cứu Thế Giê-xu. - Chúa Giê-xu lên án hai nhóm tôn giáo này vì sự ích kỷ và giả hình của họ.


Si-ôn, Núi Si-ôn

Ban đầu, thuật ngữ “Si-ôn” hay “Núi Si-ôn” chỉ về một thành trì hoặc pháo đài mà Vua Đa-vít đã đánh chiếm từ dân Giê-bu-sít. Thành này nằm trên một trong những ngọn núi mà thành Giê-ru-sa-lem được xây và trở thành nơi ở của Đa-vít. - Núi Si-ôn và Núi Mô-ri-a là hai ngọn núi mà thành Giê-ru-sa-lem được dựng trên đó. Con trai của Đa-vít là Sa-lô-môn đã xây một đền thờ cho Chúa trên núi Mô-ri-a, đây là ngọn núi mà nhiều năm trước Áp-ra-ham đã dâng Y-sác cho Chúa. - Sau này, “Si-ôn” và “Núi Si-ôn” trở thành những thuật ngữ chung được dùng để nói đến cả hai ngọn núi này và thành Giê-ru-sa-lem. Các từ này cũng được dùng để chỉ về đền thờ tọa lạc tại Giê-ru-sa-lem. - Đa-vít đặt tên là Si-ôn, hoặc Giê-ru-sa-lem, “Thành Đa-vít.” Địa điểm này khác với quê nhà của Đa-vít, là Bết-lê-hem, cũng được gọi là Thành Đa-vít. - Tên gọi “Si-ôn” được sử dụng trong những phương thức nghĩa bóng khác, chỉ về dân Y-sơ-ra-ên hoặc vương quốc thuộc linh của Chúa, hoặc thành thánh Giê-ru-sa-lem mới mà Chúa sẽ xây.


Sạch sẽ, làm sạch

Thuật ngữ “sạch sẽ” theo nghĩa đen là không có bụi bẩn hoặc vết ố. Trong Kinh Thánh, thuật ngữ nầy thường được dùng theo nghĩa bóng với ý nghĩa là “tinh sạch”, “thánh” hay “khỏi tội”. - “Làm sạch” là quá trình “làm sạch” vật gì đó. Cũng có thể dịch là “rửa sạch” hay “làm trong trắng.” - Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời cho dân Y-sơ-ra-ên biết loài vật nào Ngài đã định rõ là “sạch” về phần nghi lễ và loài nào “không sạch.” Chỉ có loài vật sạch mới được phép dùng để ăn hay làm của lễ. Trong ngữ cảnh này, thuật ngữ “sạch” có nghĩa là loài vât đó được Chúa chấp nhận cho làm của lễ. - Người mắc phải một loại bệnh ngoài da sẽ không được coi là sạch trước khi được chữa lành để không còn lây lan. Sự dạy dỗ về việc chữa lành bệnh ngoài da phải được tuân thủ để người đó được công bố là “sạch”một lần nữa. - Đôi khi “sạch” được dùng theo nghĩa bóng khi nói đến sự trong sạch về đạo đức. Gợi ý dịch - Thuật ngữ nầy có thể dịch với từ ngữ thông dụng như “sạch” hay là “trong sạch”.


sợ, sợ hãi, sự kính sợ Đức Giê-hô-va

Các thuật ngữ « sợ » và «sợ hãi » nói đến cảm giác không thoải mái bên trong con người khi có sự đe dọa hay tổn hại đến người đó hay người khác. - Thuật ngữ “sợ” cũng có thể chỉ về lòng kính trọng sâu sắc hay ngưỡng mộ một người có quyền lực - Thuật ngữ “sự kính sợ Đức Giê-hô-va” (và các thuật ngữ liên quan, “sự kính sợ Đức Chúa Trời” và “sự kính sợ Chúa”) nói đến lòng kính trọng Chúa sâu sắc và điều đó được bày tỏ qua việc vâng phục Ngài. Sự kính sợ này được thúc đẩy bởi việc nhận biết Chúa là thánh và Ngài căm ghét tội lỗi. - Kinh Thánh dạy rằng người nào kính sợ Đức Giê-hô-va sẽ trở nên khôn ngoan Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, “sợ” có thể được dịch thành “cảm thấy sợ hãi”, “kính trọng sâu sắc”, “tôn kính” hay “kính sợ”. - Thuật ngữ « sợ hãi » có thể được dịch là “cảm thấy khiếp sợ” hay “bị hoảng sợ” hay “đáng sợ”. - Câu “sự kính sợ Đức Chúa Trời tràn ngập trên tất cả” có thể được dịch là, “đột nhiên tất cả họ cảm thấy kinh sợ và tôn kính Đức Chúa Trời cách sâu sắc” hay “ngay lập tức, tất cả họ đều cảm thấy rất kinh ngạc và tôn kính Đức Chúa Trời cách sâu sắc” hay “ngay sau đó, tất cả họ đều rất kính sợ Đức Chúa Trời.”


Sứ đồ, chức sứ đồ

“Sứ đồ” là người mà Chúa Giê-su sai đi rao giảng về Đức Chúa Trời và vương quốc Ngài. Thuật ngữ “chức sứ đồ” nói đến vị trí và thẩm quyền của những người được chọn làm sứ đồ. - Từ ngữ “sứ đồ” có nghĩa là “người được sai đi với một mục đích quan trọng”. Người được sai đi có thẩm quyền như người sai người đó đi. - Mười hai môn đồ thân cận nhất với Chúa Giê-xu đã trở thành các sứ đồ đầu tiên. Những người khác như Phao-lô và Gia-cơ cũng đã trở nên những sứ đồ. - Nhờ quyền năng của Đức Chúa Trời, các sứ đồ có thể dạn dĩ giảng phúc âm và chữa bệnh, bao gồm việc đuổi quỷ. Gợi ý dịch: - Từ ngữ “sứ đồ” cũng có thể được dịch bằng một từ hay cụm từ có nghĩa là “người được sai đi”, “sai một người ra đi”, hay “người được kêu gọi ra đi rao giảng sứ điệp của Đức Chúa Trời cho mọi người. - Điều quan trọng là dịch nghĩa thuật ngữ “sứ đồ” và “môn đồ” bằng nhiều cách khác nhau. - Cũng nên suy nghĩ xem thuật ngữ nầy được dịch theo bản dịch Kinh Thánh ở địa phương hoặc trong nước như thế nào.


Sự chuộc tội

Từ “sự chuộc tội” chỉ về điều gì đó được thực hiện để thoả sự công chính của Đức Chúa Trời và xoa dịu cơn thạnh nộ của Ngài. - Huyết hy sinh của Đức Chúa Giê-xu Christ là của lễ chuộc tội dâng lên Đức Chúa Trời vì tội lỗi nhân loại. - Sự chết của Chúa Giê-xu trên cây thập tự khiến Đức Chúa Trời vui lòng nhìn đến chúng ta và ban cho sự sống đời đời. Gợi ý dịch: - Từ này có thể dịch là “sự giải hòa” hoặc “khiến Đức Chúa Trời tha thứ tội lỗi và ban ân điển cho con người”.
- Từ “giải hòa” gần nghĩa với từ “làm lành”. Điều quan trọng là cần phải so sánh cách dùng của hai từ này.


Sự chuộc tội, đền tội

Từ “đền tội” và “sự chuộc tội” chỉ về cách Đức Chúa Trời đã cung ứng thông qua việc dâng của lễ để đền tội thay cho con người và để làm nguôi cơn giận của Ngài trước tội lỗi. - Trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời cho phép dân Y-sơ-ra-ên được tạm thời chuộc tội bằng cách dâng của lễ bằng huyết, tức là cần có một con sinh tế. - Như được chép trong Tân Ước, sự chết của Đấng Christ trên thập tự giá là cách chuộc tội chân chính và vĩnh cữu. - Khi Chúa Giê-su chịu chết, Ngài gánh lấy hình phạt đáng phải chịu của con người vì tội lỗi họ. Ngài trả giá bằng sự chịu chết để làm của lễ chuộc tội cho họ. Gợi ý dịch: - Từ “đền tội” có thể dịch là ra thành một từ hay một cụm từ mang ý nghĩa là "trả cho" hay "cung ứng việc chi trả cho" hoặc "khiến cho tội của một ai đó được tha" hay "đền bù cho tội đã phạm phải." - Từ "sự chuộc tội" có thể được dịch theo nhiều cách bao gồm ý nghĩa "trả lại" hay "tế lễ để trả cho tội lỗi" hoặc "cung ứng phương tiện để được tha tội." - Phải đảm bảo rằng từ ngữ nầy không mang ý nghĩa của việc chi trả tiền bạc.


Sự gian ác

“Sự gian ác” là từ có ý nghĩa tương tự với “tội lỗi”, nhưng nó đặc biệt nói về các hành động trái lương tâm hay độc ác. - “Sự gian ác” theo nghĩa đen là làm trái hay bóp méo luật pháp. Nói nói về việc làm bất chính nghiêm trọng. - Sự gian ác được mô tả là những hành động cố ý làm hại người khác. - Các cách định nghĩa khác của “sự gian ác” bao gồm “sự hư hỏng” và “sự đồi bại”, cả hai đều mô tả tình trạng phạm tội khủng khiếp. Gợi ý dịch - “sự gian ác” có thể được dịch thành “sự độc ác” hay “các hành động hư hỏng” hay “các hành vi có hại” - Thông thường, “sự gian ác” cùng xuất hiện trong phân đoạn với từ “tội lỗi” và “sự vi phạm”, nên quan trọng là dịch các từ này theo các cách khác nhau.


Sự gớm ghiếc

Từ ngữ “sự gớm ghiếc”được sử dụng để nói đến sự ghê tởm hoặc là sự ghét cay ghét đắng. - Người Ê-díp-tô coi người Hê-bơ-rơ như “sự gớm ghiếc”. Có nghĩa là người Ê-díp-tô rất ghét người Hê-bơ-rơ và không muốn kết thân với họ hoặc ở gần họ. - Có một số điều Kinh Thánh gọi là “sự gớm ghiếc cho Đức Giê-hô-va” bao gồm sự nói dối, kiêu ngạo, dùng con người làm của tế lễ, thờ hình tượng, giết người và tội tà dâm như thông dâm và đồng tính luyến ái. - Trong sự dạy dỗ các môn đồ về ngày sau rốt, Chúa Giê-su nói đến lời tiên tri của Đa-ni-ên về sự “gớm ghiếc làm cho hoang vu” sẽ xảy ra để chống nghịch cùng Đức Chúa Trời, làm ô uế nơi thờ phượng Ngài. Gợi ý dịch: - Từ ngữ “sự gớm ghiếc” có thể được dịch là, "điều Đức Chúa Trời ghét bỏ" hay "điều ghê tởm" hay "việc ghê tởm" hay "hành động vô cùng độc ác." - Dựa theo ngữ cảnh, cách dịch cụm từ “là một sự gớm ghiếc cho” có thể bao gồm: "bị ghê tởm bởi" hay "thật gớm ghiếc đối với" hoặc "hoàn toàn không thể chấp nhận được" hay "khiến cho vô cùng gớm ghiếc." - Cụm từ “sự gớm ghiếc hoang tàn” có thể được dịch là, "vật dơ bẩn khiến cho người ta bị tổn hại nặng nề" hay "điều gớm ghiếc gây ra đau buồn lớn."


sự nhân từ, đầy nhân từ

Thuật ngữ “sự nhân từ” và “đầy nhân từ” nói đến hành động giúp đỡ những người thiếu thốn, đặc biệt là khi họ ở trong tình trạng thấp kém, hèn mọn. - Thuật ngữ “sự nhân từ” cũng bao gồm cả ý nghĩa là không trừng phạt ai đó khi họ làm sai.
- Một người có quyền lực chẳng hạn như vua được mô tả là “nhân từ” khi đối xử tốt với người khác thay vì làm hại người đó. - Đầy nhân từ cũng có nghĩa là tha thứ cho người đã cư xử sai trái với mình. - Chúng ta bày tỏ sự nhân từ khi giúp đỡ những người đang trong tình cảnh vô cùng thiếu thốn. - Đức Chúa Trời đầy lòng nhân từ đối với chúng ta, Ngài muốn chúng ta nhân từ với người khác. Gợi ý dịch: - Tùy vào ngữ cảnh, “sự nhân từ” có thể được dịch là, “sự tử tế”, “lòng trắc ẩn” hay “lòng thương xót”. - Thuật ngữ “đầy nhân từ” có thể được dịch là, “bày tỏ lòng thương xót”, “tốt với” hoặc “khoan dung.” - “Bày tỏ sự nhân từ” hoặc “ban sự nhân từ” có thể được dịch là “đối xử tốt” hoặc “thương xót đối với”.


Sự nhận làm con nuôi

Thuật ngữ “sự nhận làm con nuôi” là quá trình một ai đó được chính thức về mặt pháp lý trở thành con của những người không phải là cha mẹ ruột của mình. - Kinh Thánh sử dụng từ “sự làm con nuôi” và “nhận làm con nuôi” theo nghĩa bóng để mô tả cách thức Đức Chúa Trời khiến mọi người trở thành thành viên trong nhà Ngài, khiến họ trở thành con trai, con gái thuộc linh của Ngài. - Là con nuôi, tín đồ là kẻ đồng kế tự với Chúa Giê-su Christ, có quyền thừa hưởng những đặc quyền của con trai và con gái của Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ nầy có thể được dịch sang từ tương đương trong ngôn ngữ dịch dùng để mô tả mối liên hệ cha con đặc biệt nầy. Phải đảm bảo rằng từ ngữ nầy có thể được hiểu theo nghĩa bóng hay ý nghĩa thuộc linh. - Cụm từ “kinh nghiệm sự nhận làm con có thể được dịch là, "được nhận làm con bởi Đức Chúa Trời như là con cái của Ngài " hay "trở nên con cái thuộc linh của Đức Chúa Trời.”


Sự sống, sống, đang sống, sống động

Tất cả những thuật ngữ này chỉ về sự vật thuộc thể đang sống, chứ không phải chết. Chúng cũng được dùng theo cách ẩn dụ để chỉ về sự sống thuộc linh. Những từ này được sử dụng trong Kinh Thánh để nói về “sự sống thuộc thể” và “sự sống thuộc linh”. Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, “sự sống” có thể được dịch là “tồn tại”, “người”, “linh hồn”, “loài” hay “kinh nghiệm”. - Từ “sống” có thể được dịch là “cự ngụ”, “cư trú” hay “tồn tại”. - Cụm từ “cuối đời” có thể được dịch là “lúc anh ấy chết”. - Thành ngữ “tha mạng” có thể được dịch là “để họ sống” hay “không giết họ”. - Thành ngữ “liều mạng” có thể được dịch là “tự đặt mình vào nguy hiểm” hay “làm những việc đe dọa mạng sống của bản thân”.


Sự thành tín với giao ước, sự trung thành trong giao ước

Thuật ngữ nầy dùng để mô tả sự thực hiện lời hứa của Đức Chúa Trời với dân Ngài. - Đức Chúa Trời lập lời hứa với dân Y-sơ-ra-ên trong những hợp đồng chính thức gọi là “giao ước”. - “Sự thành tín với giao ước” hoặc “sự trung thành trong giao ước” của Đức Giê-hô-va là đề cập đến sự kiện Ngài giữ lời hứa với dân Ngài. - Sự thành tín thực hiện lời hứa của Đức Chúa Trời là sự bày tỏ về ân điển của Ngài đối với dân Ngài. - Thuật ngữ “sự trung thành” là một từ ngữ khác nói về sự hết lòng và đáng tin cậy để thực hiện những điều đã hứa và điều gì giúp ích cho người khác. Gợi ý dịch: - Cách dịch thuật ngữ nầy cũng tùy thuộc vào cách dịch từ ngữ “giao ước” và “thành tín”. - Có thể dịch từ ngữ này là “tình yêu chung thủy”, “tình yêu không thay đổi” hoặc “sự tin tưởng trong tình yêu”.


Sự thử thách

Thuật ngữ “sự thử thách” chỉ về một trải nghiệm khó khăn hay đau thương làm bộc lộ những điểm mạnh và điểm yếu của một người. - Đôi khi Đức Chúa Trời dùng những thử thách để chỉ ra tội lỗi của con người. Thử thách giúp con người xoay bỏ tội lỗi và kéo họ đến gần hơn với Chúa. - Vàng và những kim loại khác được thử nghiệm bằng lửa để biết được độ bền và tính nguyên chất của nó. Đây là hình ảnh cho việc Đức Chúa Trời dùng những hoàn cảnh đau thương để thử nghiệm con dân Ngài. - Đức Chúa Trời thử thách loài người chứ Ngài không cám dỗ họ. Chỉ Sa-tan mới cám dỗ con người phạm tội. - “Đặt vào thử thách” có thể mang ý nghĩa là “thách thức một vật hay một người minh chứng giá trị của mình.” - Trong bối cảnh đặt Chúa trước thách thức đó, có nghĩa là tiếp tục không vâng lời Ngài, lợi dụng lòng thương xót của Ngài. - Chúa Giê-xu nói với Sa-tan rằng thử Chúa là một việc sai lầm. Ngài là Đức Chúa Trời quyền năng, thánh khiết, vượt trên muôn vật và muôn người. Gợi ý dịch - Thuật ngữ “thử thách” có thể được dịch là “thách thức” hay “khiến trải qua sự khó khăn” hay “chứng thực”. - Những cách dịch từ “sự thử thách” có thể bao gồm “sự thách thức” hay “một trải nghiệm khó khăn.” - “Đặt vào thử thách” có thể được dịch là “thử thách” hay “tạo ra thử thách” hay “buộc phải chứng tỏ bản thân.” - Thuật ngữ “thử thách” và “cám dỗ” cần được dịch khác biệt nhau.


Sự tôn kính, tôn kính

“Sự tôn kính” nói đến sự tôn trọng, quý mến, kính trọng dành cho Chúa hay cho một người nào đó. - Chúa dạy Cơ Đốc nhân phải tôn trọng người khác chứ không phải tìm kiến sự cao trọng cho bản thân. - Con cái được dạy phải kính mến cha mẹ, bao gồm sự tôn trọng và vâng lời. - “Sự tôn kính và vinh hiển” thường được dùng chung với nhau, đặc biệt là khi nói về Chúa Giê-su. Có thể đây là hai cách dùng để nói đến cùng một điều. - Tôn kính Chúa bao gồm vâng phục Ngài và sống theo cách bày tỏ sự vĩ đại của Ngài. Gợi ý dịch - Có thể dịch “sự tôn kính” là, “sự tôn trọng” hay “sự quý mến” hay “sự đề cao”. - Thuật ngữ “tôn kính” có thể được dịch thành “bày tỏ sự tôn trọng đặc biệt cho” hay “làm cho được ngợi khen”, “đề cao” hay “đánh giá cao”.


sự vinh quang, tràn ngập vinh quang

Nói chung, “sự vinh quang” có nghĩa là sự vĩ đại hết sức chói lọi, to lớn và đáng tôn quý. Bất cứ điều gì có vinh quang thì được cho là “tràn ngập vinh quang” - Có khi “vinh quang” nói đến điều gì đó có giá trị lớn và quan trọng. Trong các ngữ cảnh khác, từ này về sự chói lòa, sáng ngời, hay sự đoán xét - Ví dụ, “vinh quang của những người chăn bầy” nói đến những đồng cỏ xanh mướt nơi chiên của họ có nhiều cỏ để ăn - Sự vinh quang được đặc biệt dùng để mô tả Đức Chúa Trời, Đấng tràn đầy vinh quang hơn bất cứ ai hay bất cứ điều gì trong vũ trụ. Tất cả trong bản tính của Chúa đều thể hiện sự vinh quang và chói sáng của Ngài - Cụm từ ”lấy làm vinh quang về” có nghĩa là tự hào hay hãnh diện về điều gì đó. Gợi ý dịch - Tùy thuộc vào ngữ cảnh, có thể dịch từ “vinh quang » là “chói lòa”, “sáng ngời”, “oai vệ”, “sự vĩ đại đáng kính sợ” hay “giá trị tột bực”. - Thuật ngữ “tràn ngập vinh quang” có thể được dịch thành “đầy dẫy vinh quang”, “quý giá tột bực”, “sáng rực rỡ” hay “oai vệ một cách đáng kính sợ”. - Thành ngữ “dâng vinh quang cho Đức Chúa Trời” có thể được dịch thành “tôn kính sự vĩ đại của Đức Chúa Trời” hay “tôn vinh Đức Chúa Trời vì sự chói lòa của Ngài” hay “nói cho người khác biết Đức Chúa Trời vĩ đại thế nào”. - Cụm từ “vinh quang trong” có thể được dịch thành “ ngợi khen” hay “lấy làm hãnh diện” hay “tự hào về” hay “vui thích về”.


Tay hữu

Từ “tay hữu” mang ý nghĩa tượng trưng chỉ về vị trí danh dự bên phải nhà cầm quyền hay một cá nhân quan trọng nào đó. - Tay hữu cũng được dùng làm biểu tượng cho năng lực, quyền lực hay sức mạnh. - Kinh Thánh mô tả Chúa Giê-xu ngồi “bên hữu” Đức Chúa Cha, làm đầu những tín hữu (Hội thánh) và cai trị mọi tạo vật. - Người ta đặt tay phải lên đầu để chúc phước cho ai đó nhằm thể hiện danh dự đặc biệt (như khi Y-sơ-ra-ên chúc phước cho Ép-ra-im con trai Giô-sép). - Làm việc như cánh tay phải của một người là làm việc rất hữu ích và đắc lực cho người đó. Gợi ý dịch: - Nếu thành ngữ dùng cụm từ “tay hữu” không có cùng ý nghĩa trong ngôn ngữ dịch thì có thể xem xét ngôn ngữ dịch có thành ngữ nào khác có cùng ý nghĩa hay không.


Tha thứ, sự tha thứ

Tha thứ cho một người có nghĩa là không còn ác cảm với người đã gây ra tổn thương. “Sự tha thứ” là hành động tha thứ cho người nào đó. - Tha thứ cho một người thường có nghĩa là không trừng phạt người làm điều sai trái. - Từ này có thể được hiểu theo nghĩa bóng, tức là “xóa bỏ”, như trong câu “xóa nợ”. - Khi con người xưng tội mình, Chúa tha thứ họ dựa trên sự chết của Chúa Giê-su trên thập tự giá. - Chúa Giê-su dạy các môn đệ tha thứ cho người khác như Ngài đã tha thứ cho họ. Gợi ý dịch - Tùy vào ngữ cảnh, “tha thứ” có thể được dịch thành “thứ lỗi” hay “xóa bỏ” hay “phóng thích” hay “không thù hận”.


Than khóc, sự than khóc

“Than khóc” và “sự than khóc” là cách bày tỏ sự tang tóc, buồn rầu hay sầu khổ cách sâu sắc. - Đôi khi từ này bao hàm cả sự hối hận sâu sắc về tội lỗi hay lòng thương đối với những người gặp tai họa. - Sự than khóc có thể bao gồm cả tiếng kêu van, tiếng khóc, hoặc tiếng than vãn. Gợi ý dịch - Từ “than khóc” có thể được dịch là “vô cùng thương tiếc”, “khóc lóc trong nỗi sầu khổ” hay “đầy đau buồn”. - “Sự than khóc”


Thi thiên

Thi thiên là một bài hát thiêng liêng, thường là một bài thơ được phổ nhạc. Sách Thi Thiên trong Cựu Ước là bộ sưu tập những bài hát như vậy do người Y-sơ-ra-ên viết. - Cả Môi-se và Đa-vít cùng viết sách Thi Thiên, sách này được dân Y-sơ-ra-ên sử dụng trong sự thờ phượng Đức Chúa Trời.
- Có thể dùng sách Thi Thiên để bày tỏ niềm vui, đức tin, sự tôn kính cũng như niềm đau và nỗi buồn.
- Trong Tân Ước, các Cơ Đốc nhân được dạy rằng hát Thi Thiên là một cách thờ phượng Chúa.


thiên sứ, thiên sứ trưởng

Thiên sứ là một “linh” có quyền năng do Đức Chúa Trời dựng nên. Các thiên sứ tồn tại để phục vụ Đức Chúa Trời bằng cách làm theo những gì Ngài phán truyền. Thuật ngữ “thiên sứ trưởng” nói đến thiên sứ cai quản hoặc lãnh đạo các thiên sứ khác. - Từ ngữ “thiên sứ” theo nghĩa đen có nghĩa là “sứ giả”. - “Thiên sứ trưởng” theo nghĩa đen là “sứ giả trưởng”. Trong Kinh Thánh, thiên sứ duy nhất được xem là thiên sứ trưởng chính là Mi-chên. - Trong Kinh Thánh, thiên sứ truyền sứ điệp của Đức Chúa Trời cho mọi người. Những sứ điệp này bao gồm những sự chỉ dẫn về điều Đức Chúa Trời muốn con người làm. - Thiên sứ cũng cho mọi người biết về những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai hay những biến cố đã xảy ra rồi. - Thiên sứ có thẩm quyền của Đức Chúa Trời với tư cách là đại diện của Ngài và đôi khi trong Kinh Thánh họ còn diễn đạt thành lời nói như thể chính Đức Chúa Trời đang phán truyền. - Thiên sứ còn phục vụ Đức Chúa trời theo cách khác như bảo vệ hoặc khích lệ mọi người. - Cụm từ đặc biệt “thiên sứ của Đức Giê-hô-va” có thể có nhiều nghĩa. 1) “thiên sứ đại diện cho Đức Giê-hô-va” hoặc là “sứ giả phục vụ Đức Giê-hô-va”. 2) Cụm từ này có thể nói đến chính Đức Giê-hô-va là Đấng hiện ra như thiên sứ khi Ngài phán với con người. Hai ý nghĩa đó sẽ giải nghĩa cách sử dụng của thiên sứ về chữ “Ta” như thể chính Đức Giê-hô-va đang phán. Gợi ý dịch: - Các cách dịch chữ “thiên sứ” có thể bao gồm, “sứ giả đến từ Đức Chúa Trời”, “tôi tớ trên thiên đàng của Đức Chúa Trời” hoặc “sứ giả thuộc linh của Đức Chúa Trời” - Thuật ngữ “thiên sứ trưởng” có thể được dịch là “thiên sứ tổng”, “thiên sứ chỉ huy” hoặc “thiên sứ lãnh đạo”. - Cũng nên suy nghĩ xem những thuật ngữ nầy được dịch như thế nào theo ngôn ngữ của một quốc gia hoặc ngôn ngữ địa phương khác. - Cụm từ “thiên sứ của Đức Giê-hô-va” nên được dịch bằng cách sử dụng những từ dành cho “thiên sứ” và “Đức Giê-hô-va”. Điều nầy cho phép có nhiều sự diễn giải khác cho cụm từ đó. Những cách dịch khả thi có thể bao gồm “thiên sứ của Đức Giê-hô-va” hoặc “thiên sứ do Đức Giê-hô-va sai đi” hoặc “Đức Giê-hô-va là Đấng trông giống như thiên sứ”.


Thiên đàng, trời, các từng trời, trên trời

Thuật ngữ được dịch là "thiên đàng" nói về nơi Đức Chúa Trời ngự. Từ này cũng có nghĩa là "bầu trời," tùy thuộc vào ngữ cảnh. - "Các từng trời" nói đến tất cả mọi thứ chúng ta thấy bên ngoài trái đất, bao gồm mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao. Nó cũng bao gồm các thiên thể, chẳng hạn như các hành tinh xa xôi, mà chúng ta không thể thấy trực tiếp từ trái đất. - "Bầu trời" là khoảng không màu xanh ở phía trên mặt đất, có những đám mây và không khí để chúng ta hít thở. Thường thì mặt trời và mặt trăng cũng được cho là "ở trên bầu trời." - Trong một số ngữ cảnh trong Kinh Thánh, từ "thiên đàng" có thể nói đến hoặc là bầu trời hoặc là nơi Đức Chúa Trời ngự. - Khi "thiên đàng" được dùng theo nghĩa bóng, nó là một cách để nói về Đức Chúa Trời. Ví dụ, khi Ma-thi-ơ viết về "nước thiên đàng," ông đề cập đến nước của Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch - Khi "thiên đàng" được dùng theo nghĩa bóng, từ này có thể được dịch thành "Đức Chúa Trời. - Đối với "nước thiên đàng" trong sách Ma-thi-ơ, tốt nhất là nên giữ lại từ "thiên đàng” vì đây là nét đặc trưng của sách phúc âm Ma-thi-ơ. - Các từ "các từng trời" hay "các vật thể trên trời" cũng có thể được dịch thành "mặt trời, mặt trăng, và các ngôi sao" hoặc "tất cả vì tinh tú trong vũ trụ." - Cụm từ "sao của trời" có thể được dịch thành "sao trên bầu trời" hay "sao trong thiên hà" hay "sao trong vũ trụ."


Thiêng liêng

Thuật ngữ “thiêng liêng” nói đến bất cứ điều gì thuộc về hoặc liên quan đến Đức Chúa Trời. - Có một vài cách dùng khác của thuật ngữ nầy là “uy quyền thiêng liêng”, “sự đoán xét thiêng liêng”, “quyền năng thiêng liêng” và “sự vinh hiển thiêng liêng”. - Trong một phân đoạn Kinh Thánh, thuật ngữ “thiêng liêng” được dùng để mô tả về một thần tánh giả mạo. Gợi ý dịch - Có thể dịch từ “thiêng liêng” là “của Đức Chúa Trời”, “thuộc về Đức Chúa Trời” hoặc “được Đức Chúa Trời mô tả là”. - Ví dụ, “uy quyền thiêng liêng” có thể được dịch là “uy quyền của Đức Chúa Trời” hoặc “thẩm quyền đến từ Đức Chúa Trời” - Có thể dịch cụm từ “sự vinh hiển thiêng liêng” là “sự vinh hiển của Đức Chúa Trời”, “sự vinh hiển Đức Chúa Trời có” hoặc “sự vinh hiển đến từ Đức Chúa Trời”. - Một số bản dịch có thể dùng một từ ngữ khác để mô tả những điều thuộc về một thần khác.


Thánh hóa, sự thánh hóa

Thánh hóa là biệt riêng hay làm cho thánh khiết. Sự nên thánh là tiến trình trở nên thánh. - Trong Cựu Ước, một số người và vật nhất định được thánh hóa, hay biệt riêng cho việc phục vụ Đức Chúa Trời. - Tân Ước dạy rằng Đức Chúa Trời thánh hóa những người tin nhận Chúa Giê-xu. - Những người tin Chúa Giê-xu cũng được truyền phải thánh hóa chính mình cho Đức Chúa Trời, phải nên thánh trong mọi việc họ làm. Gợi ý dịch : - Tùy vào ngữ cảnh, từ “thánh hóa” có thể được dịch là “biệt riêng”, “làm cho nên thánh” hay “thanh tẩy”. - Khi nói dân sự thánh hóa chính mình, nghĩa là họ thanh tẩy và dâng mình để phục vụ Chúa. Thông thường từ “dâng hiến” được sử dụng trong Kinh Thánh theo ý nghĩa này. - Tùy vào ngữ cảnh, cụm từ “thánh hóa ngươi” có thể được dịch là “khiến cho ngươi nên thánh”, “biệt riêng ngươi (cho Đức Chúa Trời)” hay “điều khiến ngươi nên thánh”.


Thánh sạch, sự thánh sạch

“Thánh sạch” được dùng để mô tả một người hành động theo cách tôn kính Chúa và bày tỏ Chúa. Phẩm chất đạo đức tôn kính Chúa qua việc làm theo ý Ngài được gọi là “sự thánh sạch” - Một người có tính thánh sạch sẽ bày tỏ bông trái Thánh Linh, như là yêu thương, vui mừng, bình an, kiên nhẫn, hiền lành và tiết độ. - Phẩm chất của sự thánh khiết đó là hành động theo cách tôn kính Chúa, là bông trái hay bằng chứng bên ngoài thể hiện một người có Đức Thánh Linh và người đó thuận phục Ngài. Gợi ý dịch - Cụm từ “người thánh sạch” có thể được dịch thành “người sống thánh sạch” hay “người vâng phục Chúa”


Thánh đồ

Từ “thánh đồ” theo nghĩa đen là “người thánh”, chỉ về những người tin Chúa Giê-xu. - Về sau trong lịch sử hội thánh, những người hay làm lành được phong tặng danh hiệu là “thánh”, nhưng trong thời Tân Ước thì từ này được dùng theo cách khác. - Những người tin Chúa Giê-xu được gọi là thánh đồ hay người thánh không phải vì việc làm của họ, nhưng nhờ đức tin nơi sự cứu rỗi của Chúa Cứu Thế Giê-xu. Ngài là Đấng khiến họ nên thánh. Gợi ý dịch - Các cách dich từ này có thể bao gồm “người thánh”, “thánh đồ của Chúa Giê-xu” hay “người được biệt riêng”." - Cần cẩn thận không dùng từ chỉ về những người thuộc một nhóm Cơ Đốc.


Thánh, sự thánh khiết

Thuật ngữ “thánh” và “sự thánh khiết” nói đến đặc điểm của Đức Chúa Trời, Ngài hoàn toàn tách biệt khỏi mọi thứ tội lỗi và bất toàn. - Chỉ một mình Chúa là hoàn toàn thánh. Ngài khiến con người và các vật nên thánh. - Người thánh thuộc về Đức Chúa Trời và được biệt riêng vì mục đích phục vụ Chúa và dâng vinh hiển cho Ngài. - Một vật thể được Chúa xưng là thánh là vật mà Ngài đã biệt riêng cho sự vinh hiển và sự sử dụng của Ngài, ví dụ như bàn thờ được cho mục đích dâng lễ vật cho Ngài. - Vì Đức Chúa Trời là thánh, nên con người không tiếp cận Ngài trừ khi Ngài cho phép, vì họ chỉ là con người tội lỗi và bất toàn. - Trong Cựu Ước, Chúa biệt riêng các thầy tế làm người thánh cho công tác phục vụ đặc biệt. Họ phải được tẩy uế khỏi tội lỗi một cách trang trọng để ra mắt Chúa. - Chúa cũng biệt riêng một số nơi chốn và vật dụng làm thánh thuộc về Ngài hay qua đó bày tỏ chính Ngài, như “đất thánh” (Xuất Ê-díp-tô ký 3:5) hay đến thờ của Ngài. Gợi ý dịch - Các cách để dịch từ “thánh” có thể bao gồm, “biệt riêng cho Chúa”, “thuộc về Chúa”, “tinh sạch hoàn toàn”, “hoàn toàn vô tội” hay “tách biệt khỏi tội lỗi” - “Khiến nên thánh” thường được dịch thành “thánh hóa”. Cụm từ này cũng được dịch là “biệt riêng”.


Thân thể

Thuật ngữ “thân thể” theo nghĩa đen là cơ thể của một người hay một con vật. Thuật ngữ nầy có thể dùng theo nghĩa bóng để nói đến một chủ thể hoặc một nhóm bao gồm nhiều thành viên cá thể. - Thường thì thuật ngữ “thân thể” nói đến một người chết hay con vật chết. Đôi khi từ này chỉ về một cái “xác chết” hay một “thi hài.” - Tại bữa ăn kỷ niệm lễ Vượt qua cuối cùng, Chúa Giê-xu nói với các môn đồ của Ngài rằng: “Nầy (bánh) là thân thể ta” là Ngài đang đề cập đến thân thể sẽ “vỡ ra” (chịu chết) để đền tội cho họ. - Trong Kinh Thánh, tín đồ Cơ Đốc là một tập thể được ví như “Thân thể Đấng Christ”. - Giống như một thân thể vật chất có nhiều chi thể, “Thân thể Đấng Christ” có nhiều thành viên. - Mỗi cá nhân tín đồ có nhiệm vụ đặc biệt trong thân thể Đấng Christ để giúp toàn thể hội chúng chung sức hầu việc Đức Chúa Trời và quy vinh hiển về danh Ngài. - Chúa Giê-xu là “Đầu” (lãnh đạo) của “Thân thể” của các tín đồ của Ngài. Giống như đầu của một con người dạy thân thể nên làm điều gì, do đó Chúa Giê-xu là Đấng lãnh đạo và dẫn dắt các tín đồ Cơ Đốc của “Thân thể” Ngài. Gợi ý dịch: - Cách tốt nhất để dịch thuật ngữ nầy là dùng từ ngữ thông dụng nhất trong ngôn ngữ đích để đề cập đến một thân thể con người. Đảm bảo từ ngữ sử dụng không có tính chất xúc phạm. - Khi nhắc đến các tín đồ một cách tổng quan, một số các ngôn ngữ khác có thể có cách nói về Chúa một cách tự nhiên và chính xác hơn, là “thân thể thuộc linh của Đấng Christ”. - Khi Chúa Giê-xu nói: “Nầy là thân thể ta” tốt nhất nên dịch theo nghĩa đen, kèm theo lời ghi chú để giải thích khi cần. - Một số ngôn ngữ có những từ riêng biệt khi nói tới xác chết chẳng hạn như “tử thi” để nói về người, còn về động vật, người ta dùng từ ngữ “xác súc vật”. Đảm bảo từ ngữ sử dụng có ý nghĩa trong ngữ cảnh và có thể chấp nhận được.


Thú nhận, sự thú nhận

“Thú nhận” có nghĩa là thừa nhận hay khẳng định điều gì đúng sự thật. “Sự thú nhận” là lời nói hay sự thừa nhận một điều là chân thật. - Thuật ngữ “thú nhận” có thể đề cập tới sự nói ra lẽ thật về Đức Chúa Trờ một cách mạnh dạn. Từ này cũng có thể nói về sự thừa nhận là đã phạm tội. - Kinh Thánh nói rằng nếu mọi người xưng tội của họ với Đức Chúa Trời, Ngài sẽ tha thứ cho họ. - Sứ đồ Gia-cơ viết trong thư tín của ông rằng khi tín hữu xưng tội với nhau, họ sẽ được chữa lành về phương diện thuộc linh. - Sứ đồ Phao-lô viết cho tín hữu thành Phi líp rằng một ngày nào đó mọi người sẽ xưng ra hoặc công bố Giê-xu Christ là Chúa. - Phao-lô cũng nói rằng nếu mọi người xưng Giê-xu là Chúa và tin rằng Đức Chúa Trời khiến Ngài sống lại từ kẻ chết thì họ sẽ được cứu. Gợi ý dịch: - Tùy theo ngữ cảnh, cách dịch từ ngữ “thú nhận” có thể bao gồm hành động “thừa nhận”, “chứng nhận”, “tuyên bố” hay “công nhận”, hoặc “xác định”. - Có thể dịch “sự thú nhận” là “sự tuyên bố”, “lời chứng”, “sự tuyên xưng đức tin”, hoặc “thừa nhận tội lỗi”.


Thần giả, thần của dân ngoại, thần, nữ thần

Thần giả dối là thứ mà con người thờ lạy thay vì Đức Chúa Trời chân thật. “Nữ thần” là thần giả được thờ lạy mang giới tính nữ. - Các thần giả hay nữ thần không hề tồn tại. Chỉ Đức Giê-hô-va là Đức Chúa Trời duy nhất. - Có khi con người biến các vật thể thành hình tượng để thờ lạy, những vật thể đó là biểu tượng của thần giả. - Trong Kinh Thánh, dân của Chúa thường quay lưng lại với sự vâng phục Chúa để thờ thần giả. - Ma quỷ thường lừa dối con người để họ tin rằng các thần giả họ đang thờ có quyền năng. - Ba-anh, Đa-gôn và Mô-lếch là ba trong số các thần giả được con người trong thời Kinh Thánh thờ lạy. - A-sê-ra và Ạc-tê-mít (Đi-an-na) là hai nữ thần được người cổ đại thờ lạy. Gợi ý dịch - Từ “thần” và “thần giả” đã có trong ngôn ngữ hay ngôn ngữ lân cận - Từ “hình tượng” có thể được dùng để chỉ thần giả - Trong tiếng Việt, chữ “t” được dùng để chỉ thần giả, chữ “T” được dùng để chỉ Đức Chúa Trời là Thần chân thật. Các ngôn ngữ khác cũng giống như vậy. - Một lựa chọn khác là sử dụng một từ hoàn toàn khác để nói đến thần giả. - Một số ngôn ngữ có thể thêm một từ để chỉ cụ thể thần đó là nam thần hay nữ thần.


Thầy thông giáo, luật gia Do Thái

Thầy thông giáo là quan chức chịu trách nhiệm viết hay sao chép bằng tay những tài liệu tôn giáo, chính phủ quan trọng. - Thầy thông giáo chịu trách nhiệm sao chép và lưu giữ các sách Cựu Ước. - Thầy thông giáo còn sao chép, lưu giữ và giải nghĩa những ý tưởng và lời văn trong luật pháp của Đức Chúa Trời. - Đôi khi, thầy thông giáo là một chức vị quan trọng của chính phủ. - Các thầy thông giáo quan trọng gồm có Ba-rúc và Ê-xơ-ra.


Thầy tế lễ thượng phẩm

“Thầy tế lễ thượng phẩm” là thầy tế lễ được đặc biệt chỉ định để trong một năm làm lãnh đạo của tất cả các thầy tế lễ người Do Thái khác. - Thầy tế lễ thượng phẩm có nhiều trách nhiệm đặc biệt. Ông là người duy nhất được phép vào nơi chí thánh của đền thờ để dâng lễ vật đặc biệt một lần một năm. - Dân Do Thái có nhiều thầy tế lễ, nhưng mỗi năm chỉ có một thầy tế lễ thượng phẩm. - Khi Chúa Giê-su bị bắt, lúc đó Cai-phe đang làm thầy tế lễ thượng phẩm. Nhạc phụ của Cai-phe là An-ne cũng được đề cập vì ông từng là thầy tế lễ thượng phẩm, có thể lúc đó ông vẫn có quyền trên dân chúng. Gợi ý dịch - “Thầy tế lễ thượng phẩm” có thể được dịch thành “thầy tế lễ tối cao” hay “thầy tế ở hàng cao nhất.” - Hãy chắc chắn là thuật ngữ này được dịch khác với thuật ngữ “thầy tế lễ cả.”


Thầy tế lễ, chức thầy tế lễ

Trong Kinh Thánh, thầy tế lễ là người được chọn để thay mặt dân sự dâng của tế lễ cho Đức Chúa Trời. “Chức tế lễ” là tên gọi dành cho chức vụ hoặc điều kiện làm thầy tế lễ. - Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời chọn A-rôn và dòng dõi của ông làm thầy tế lễ cho dân Y-sơ-ra-ên. - “Chức tế lễ” là một quyền và nhiệm vụ được truyền từ đời cha sang đời con trong chi phái Lê-vi. - Các thầy tế lễ Y-sơ-ra-ên có trách nhiệm dâng của lễ của dân sự cho Đức Chúa Trời và đảm nhiệm nhiệm vụ khác trong đền thờ. - Thầy tế lễ cũng thường xuyên thay mặt dân sự cầu nguyện với Đức Chúa Trời và thực hiện những nghi lễ tôn giáo khác. - Các thầy tế lễ ban lời chúc phước trên dân sự và dạy họ luật pháp của Đức Chúa Trời. - Trong thời Chúa Giê-xu, có rất nhiều cấp bậc thầy tế lễ khác nhau, bao gồm các thầy tế lễ cả và thầy tế lễ thượng phẩm. - Chúa Giê-xu là “thầy tế lễ thượng phẩm lớn” của chúng ta, là Đấng hoà giải cho chúng ta trong sự hiện diện của Đức Chúa Trời. Ngài dâng chính mình làm của lễ chuộc tội sau cùng. Điều này có nghĩa là của tế lễ được làm bởi thầy tế lễ loài người không còn cần thiết nữa. - Trong Tân Ước, mỗi người tin Chúa Giê-xu đươc gọi là “thầy tế lễ”, họ có thể đến trực tiếp với Đức Chúa Trời qua lời cầu nguyện để hoà giải cho chính mình và cho người khác. - Vào thời cổ đại, cũng có những thầy tế lễ ngoại giáo là những dâng của cúng cho các tà thần chẳng hạn như thần Ba-anh. Gợi ý dịch: - Tùy vào ngữ cảnh, thuật ngữ “thầy tế lễ” có thể được dịch là “người hy sinh”, “người trung gian của Đức Chúa Trời”, “người hoà giải hy sinh” hoặc “người Đức Chúa Trời chỉ định làm đại diện cho Ngài”. - Cách dịch từ “thầy tế lễ” phải khác với cách dịch từ “người hoà giải”. - Một số bản dịch thường dùng các cách nói như “thầy tế lễ Y-sơ-ra-ên”, “thầy tế lễ Do Thái” hoặc “thầy tế lễ của Đức Giê-hô-va” hay “thầy tế lễ của Ba-anh” để làm sáng tỏ đây không phải là một kiểu thầy tế lễ hiện đại. - Thuật ngữ được dùng để dịch từ “thầy tế lễ” phải khác với các thuật ngữ “thầy tế lễ cả”, “thầy tế lễ thượng phẩm”, “người Lê-vi” và “tiên tri”.


Thầy đội

Thầy đội là một chức quan trong quân đội La mã chỉ huy hơn 100 lính. - Có thể dịch bằng cụm từ có nghĩa là “lãnh đạo của một trăm binh”, “chỉ huy quân đội” hoặc “sĩ quan chỉ huy một trăm binh”.
- Một thầy đội La Mã đến gặp Chúa Giê-xu để xin Ngài chữa lành cho đầy tớ của ông.
- Thầy đội chịu trách nhiệm việc đóng đinh Chúa Giê-xu rất kinh ngạc khi ông chứng kiến lúc Chúa Giê-xu chết. - Đức Chúa Trời sai một thầy đội đến gặp Phi-e-rơ để Phi-e-rơ có thể giải thích tin lành về Chúa Giê-xu cho ông.


Thập tự giá

Trong thời đại Kinh Thánh, thập tự giá là cây cột thẳng đứng cắm sâu vào mặt đất, và có một cây cột gắn theo chiều ngang ở gần đầu cây. - Trong thời đại của đế quốc La mã, chính quyền sẽ hành hình tội phạm bằng cách cột hay đóng đinh họ trên cây và để cho mặc cho họ chết dần. - Chúa Giê-xu bị vu khống nhiều tội mà Ngài không hề phạm và người La mã buộc Ngài phải chết trên cây thập tự. - Lưu ý rằng từ ngữ nầy có ý nghĩa hoàn toàn khác với động từ “bang qua” có nghĩa là đi ngang qua bên kia một vật gì chẳng hạn như qua một con sông hay cái hồ. Gợi ý dịch: - Có thể dịch thuật ngữ này bằng cách sử dụng thuật ngữ trong ngôn ngữ đích chỉ về hình dạng của cây thập tự. - Xem xét mô tả thập tự giá như một vật dụng dùng để xử tử hình, sử dụng các cụm từ như “cột hành hình” hoặc là “cây sự chết”. - Cũng nên suy nghĩ xem từ ngữ nầy được dịch như thế nào trong bản dịch Kinh Thánh theo ngôn ngữ địa phương hay quốc gia.


Thế giới, trần tục

Từ “thế giới” thường chỉ về một phần của vũ trụ là nơi con người sinh sống: trái đất. Từ “trần tục” mô tả những giá trị và hành vi gian ác của con người đang sống trong thế gian này. - Theo ý nghĩa chung nhất, từ “thế giới” chỉ về trời, đất cùng mọi vật ở trong đó. - Trong nhiều ngữ cảnh, “thế giới” thật ra có nghĩa là “con người sống trong thế gian”. - Đôi khi nó ngụ ý chỉ về những người gian ác trên đất hay những người không vâng lời Chúa. - Các sứ đồ dùng từ “thế gian” để chỉ về những hành động ích kỷ và giá trị suy đồi của con người sống trong thế giới này, có thể bao gồm cả những hoạt động tôn giáo tự xưng công bình dựa vào nỗ lực của con người. - Người và vật có đặc trưng bởi những giá trị này được gọi là “trần tục”.
Gợi ý dịch: - Tuỳ vào ngữ cảnh từ “thế gian” có thể được dịch là “vũ trụ”, “người của thế gian”, “những thứ suy đồi của thế gian” hoặc “thái độ gian ác của loài người trong thế gian”. - Cụm từ “cả thế gian” thường có nghĩa là “nhiều người” và chỉ về những người sống ở một vùng nhất định. Ví dụ, “cả thế gian đến Ai-cập” có thể dịch là “nhiều người từ các nước lân cận đến Ai-cập” hoặc “người dân từ tất cả các nước lân cận Ai-cập đều đến đây”.
- Một cách dịch khác cho câu “cả thế gian trở về quê hương để đăng ký trong đợt kiểm tra dân số của La Mã” là “nhiều người sống trong các vùng do đế quốc La Mã cai trị trở về…” - Tuỳ vào ngữ cảnh, từ “trần tục” có thể được dịch là “gian ác”, “tội lỗi”, “ích kỷ”, “bất khiết”, “suy đồi” hay “chịu ảnh hưởng từ những giá trị suy đồi của con người trong thế gian”.


Thờ phượng

“Thờ phượng” nghĩa là tôn vinh, ca ngợi và vâng lời ai đó, đặc biệt là Đức Chúa Trời. - Từ này thường có nghĩa đen là “cúi xuống” hay “sấp mình” để khiêm nhường tôn vinh ai đó. - Chúng ta thờ phượng Chúa khi chúng ta phục vụ và tôn vinh Chúa bằng cách ngợi khen và vâng lời Ngài. - Dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Chúa thường dâng một con sinh tế trên bàn thờ. - Một số người thờ phượng tà thần. Gợi ý dịch: - “Thờ phượng” có thể được dịch là “cúi xuống trước”, “tôn vinh và phục vụ” hoặc “tôn vinh và vâng lời”. - Trong một số ngữ cảnh có thể dịch là “khiêm tốn ca ngợi” hay “tôn vinh và ca ngợi“.


thừa kế, tài sản thừa kế, di sản, người thừa kế

Các từ "thừa kế" và "tài sản thừa kế" nói về việc nhận một cái gì đó có giá trị từ cha mẹ hoặc người khác bởi mối quan hệ đặc biệt với người đó. "Người thừa kế" là người nhận tài sản thừa kế. - Tài sản thừa kế vật chất mà một người nhận được có thể là tiền bạc, đất đai, hay các loại tài sản khác. - Tài sản thừa kế thuộc linh là tất cả mọi thứ mà Chúa ban cho những người tin Chúa Giêsu, bao gồm phước lành trong cuộc sống hiện tại cũng như sự sống đời đời với Ngài. - Kinh Thánh cũng gọi dân Chúa là tài sản thừa hưởng của Ngài, có nghĩa là họ thuộc về Ngài; họ là tài sản sở hữu có giá trị của Ngài. - "Di sản" cũng tương tự như tài sản thừa kế, nhưng chỉ là các phước lành phi vật thể và các đặc điểm mà một người nhận được từ cha mẹ hoặc Đức Chúa Trời. - Chúa hứa với Áp-ra-ham và con cháu của ông rằng họ sẽ được kế thừa đất Ca-na-an, nơi này sẽ thuộc về họ mãi mãi. - Những người thuộc về Đức Chúa Trời sẽ được “thừa hưởng đất." Đây có nghĩa bóng hay nghĩa tượng trưng rằng họ sẽ phát triển thịnh vượng và được Chúa ban phước về cả thể chất và tinh thần. - Trong Tân Ước, Chúa hứa rằng những ai tin Chúa Giêsu sẽ "thừa hưởng ơn cứu rỗi" và “hưởng sự sống đời đời." Các câu này cũng được diễn tả như, "hưởng nước Đức Chúa.Trời". Đây là tài sản thừa kế thuộc linh tồn tại mãi mãi. - Các cụm từ này cũng mang các nghĩa bóng khác: - Kinh Thánh nói rằng người khôn ngoan sẽ "kế thừa vinh quang" và những người công chính sẽ "thừa hưởng những điều tốt đẹp." - "kế thừa những lời hứa" có nghĩa là để nhận được những điều tốt đẹp mà Chúa đã hứa ban cho dân của Ngài. - Từ này cũng được sử dụng trong ý nghĩa tiêu cực để nói về những người ngu ngốc hay không vâng phục, người "thừa hưởng gió" hay “thừa hưởng sự điên rồ." Đây có nghĩa là họ nhận lấy hậu quả của các hành động tội lỗi của mình, bao gồm cả hình phạt và đời sống vô giá trị. Gợi ý dịch - Như mọi khi, đầu tiên phải xem xét liệu đã có từ ngữ trong ngôn ngữ dịch cho khái niệm người thừa kế hay tài sản thừa kế chưa, sau đó hãy sử dụng chúng. - Tùy thuộc vào ngữ cảnh, có thể dịch từ "thừa kế" là, "nhận" hoặc "sở hữu" - Các cách dịch "tài sản thừa kế" có thể là "​​món quà hứa " hay "sự sở hữu vững chắc." - Khi dân của Chúa được gọi là tài sản thừa hưởng của Ngài, cụm này có thể được dịch thành "những người có giá trị thuộc về Ngài." - "người thừa kế" có thể được dịch bằng một từ hoặc cụm từ đó có nghĩa là, "đứa con có đặc quyền hưởng tài sản của người cha" hoặc "người được chọn để nhận”.


Tin cậy, đáng tin, sự đáng tin

Từ “tin cậy” chỉ về việc tin người nào hay việc gì là đúng hoặc đáng tin. Một người đáng tin cậy được tin tưởng là sẽ làm và nói những điều đúng và chân thật. - Tin cậy có liên hệ mật thiết với đức tin. Khi chúng ta tin ai đó nghĩa là chúng ta có niềm tin rằng họ sẽ làm điều họ nói. - Tin cậy ai đó cũng có nghĩa là tin tưởng vào người đó. - Tin cậy Chúa Giê-xu nghĩa là tin rằng Ngài là Chúa, tin vào sự hy sinh của Ngài trên cây thập tự để trả giá cho tội lỗi của chúng ta, chúng ta được cứu rỗi phụ thuộc vào Ngài. - “Lời nói đáng tin cậy” chỉ về điều được nói có thể được tin là sự thật. Gợi ý dịch - Những cách dịch từ “tin cậy” có thể bao gồm “tin”, “có niềm tin”, “tin quyết” hay “dựa vào”. - Từ “đáng tin” có thể được dịch là “có thể tin tưởng”, “có thể tin được”, “có thể tin cậy mọi lúc”.


Tin Lành, Phúc Âm

“Phúc âm” có nghĩa đen là “tin lành” và nói đến một sứ điệp hay một thông báo cho con người về điều gì đó có lợi cho họ và khiến họ vui mừng - Trong Kinh Thánh, thuật ngữ này thường nói đến sứ điệp cứu rỗi của Đức Chúa Trời cho con người qua sự hy sinh của Chúa Giê-su trên thập tự giá. - Trong hầu hết các bản Kinh Thánh, “tin lành” thường được dịch thành “phúc âm” và cũng được dùng trong các cụm từ như “phúc âm của Chúa Giê-su Christ,” “phúc âm của Đức Chúa Trời” và “phúc âm của nước thiên đàng” Gợi ý dịch - Có thể dịch thuật ngữ này là “sứ điệp tốt lành” hay “thông báo tốt lành” hay “sứ điệp cứu rỗi của Đức Chúa Trời” hay “những điều lành Đức Chúa Trời dạy về Chúa Giê-xu.” - Tùy vào ngữ cảnh, có thể dịch cụm từ “tin lành của” là “tin lành/sứ điệp tốt lành về” hay “sứ điệp tốt lành từ” hay “những điều lành Chúa dạy chúng ta về” hay “những điều Chúa nói về cách Ngài giải cứu dân sự Ngài.”


Tin, tin vào, niềm tin

Thuật ngữ “tin” và “tin vào” có tương quan rất gần nhưng về ý nghĩa có phần khác nhau: Gợi ý dịch: - “Tin” có thể dịch nghĩa là “biết là có thật” hoặc là “biết là đúng”. - “Tin ở” có thể được dịch là “hoàn toàn tin cậy”, “tin cậy và vâng lời” hoặc là “hoàn toàn tin cậy và làm theo.”


Tinh sạch, làm tinh sạch, sự làm sạch

“Tinh sạch” có nghĩa là không có khiếm khuyết, không có gì không phù hợp lẫn lộn vào. Làm tinh sạch thứ gì đó nghĩa là làm cho sạch và loại bỏ những thứ nhiễm bẩn hay làm ô nhiễm vật đó.
- Theo luật Cựu Ước, “làm tinh sạch” và “sự làm sạch” chủ yếu chỉ về việc làm sạch những thứ khiến một vật hay một người bị ô uế theo quy định lễ nghi chẳng hạn như bệnh tật, chất dịch của cơ thể hoặc sinh con. - Trong Cựu Ước cũng có luật quy định cách làm tinh sạch khỏi tội lỗi, thông thường là dâng một con vật làm của tế lễ. Đây chỉ là cách chuộc tội tạm thời nên việc dâng của tế lễ cứ phải lập đi lặp lại. - Trong Tân Ước, sự tinh sạch thường chỉ về sự tinh sạch khỏi tội lỗi. - Cách duy nhất để con người có thể được tinh sạch hoàn toàn và vĩnh viễn khỏi tội lỗi là ăn năn và tiếp nhận sự tha thứ từ Đức Chúa Trời, qua lòng tin nơi Chúa Giê-xu và sự hy sinh của Ngài. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “làm tinh sạch” có thể được dịch là “làm cho tinh sạch”, “làm sạch”, “làm sạch khỏi thứ nhiễm bẩn” hay “từ bỏ mọi tội lỗi”. - Một cụm từ như “khi kỳ tinh sạch đã mãn” có thể dịch là “khi họ đã chờ đợi đủ số ngày theo quy định để làm sạch mình”. - Cụm từ “ban cho sự tinh sạch khỏi tội lỗi” có thể dịch là “ban cho con người một con đường để được tinh sạch hoàn toàn khỏi tội lỗi”. - Các cách dịch khác cho từ “sự làm sạch” có thể bao gồm “sự làm cho sạch sẽ”, “sự tẩy rửa thuộc linh” hoặc “trở nên trong sạch theo nghi lễ”.


tiên tri, lời tiên tri, nói tiên tri, người tiên đoán, nữ tiên tri.

“Tiên tri” là người nói thông điệp của Đức Chúa Trời cho mọi người. Một người nữ làm việc này thì được gọi là “nữ tiên tri”. - Thuật ngữ cổ hơn cho từ tiên tri là “người tiên đoán” hay “người nhìn thấy”. - Tuy nhiên, đôi khi thuật ngữ này chỉ về người coi bói hoặc tiên tri giả khác.
- Thường thì các nhà tiên tri đưa ra cảnh báo để dân sự quay khỏi tội lỗi và trở về vâng lời Đức Chúa Trời. - “Lời tiên tri” là thông điệp do nhà tiên tri truyền đạt. “Nói tiên tri” nghĩa là truyền đạt thông điệp của Đức Chúa Trời. - Thông thường thông điệp tiên tri là những điều sẽ xảy đến trong tương lai. - Nhiều lời tiên tri trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm - Tiên tri giả” là người tuyên bố những thông điệp từ tà thần như thần Ba-anh, hoặc là người tuyên bố giả mạo những thông điệp từ Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “tiên tri” có thể được dịch là “phát ngôn viên của Đức Chúa Trời”, “người nói cho Đức Chúa Trời” hoặc “người truyền thông điệp từ Đức Chúa Trời”. - Từ “lời tiên tri” có thể được dịch là “thông điệp từ Đức Chúa Trời” hoặc “thông điệp tiên tri.” - Tùy vào ngữ cảnh, thuật ngữ “nói tiên tri” có thể được dịch là “nói những lời từ Đức Chúa Trời” hoặc “kể lại thông điệp của Đức Chúa Trời về những sự kiện tương lai.” - Thuật ngữ “nữ tiên tri” có thể được dịch là “nữ phát ngôn viên của Đức Chúa Trời”, “người nữ nói cho Đức Chúa Trời” hoặc “người nữ truyền đạt thông điệp của Đức Chúa Trời”.


Tiệc Thánh của Chúa

Từ “Tiệc Thánh của Chúa” được sứ đồ Phao-lô sử dụng để chỉ về bữa ăn Lễ Vượt Qua của Chúa Giê-xu với các môn đồ trong đêm Ngài bị các nhà lãnh đạo Do Thái bắt giữ. - Trong bữa ăn này, Chúa Giê-xu gọi bánh Lễ Vượt Qua là thân của Ngài sẽ sớm bị đánh đập và bị giết. - Ngài gọi chén rượu nho là huyết của Ngài sẽ sớm bị đổ ra khi Ngài chịu chết làm của lễ chuộc tội. - Chúa Giê-xu truyền dạy rằng mỗi khi các môn đồ dự tiệc này cùng nhau thì phải nhớ đến sự chết và sự sống lại của Ngài. - Sứ đồ Phao-lô cũng tiếp tục thiết lập Tiệc Thánh như một nghi lễ cho các Cơ Đốc nhân trong I Cô-rinh-tô chương 11. - Các Hội Thánh ngày nay thường dùng từ “thông công” để chỉ về Tiệc Thánh, đôi khi còn được gọi là “Bữa tối cuối cùng”. Gợi ý dịch - Từ này cũng có thể được dịch là “bữa tiệc của Chúa”, “bữa tiệc của Chúa chúng ta” hay “bữa tiệc để nhớ đến Chúa”.


Toàn năng

Thuật ngữ “toàn năng” có nghĩa đen là “có toàn quyền” và trong Kinh Thánh, thuật ngữ nầy luôn luôn ngụ ý nói về Đức Chúa Trời. - Các danh xưng "Đấng Toàn Năng" hay "Đấng Quyền Năng" chỉ về Đức Chúa Trời và bày tỏ ra rằng Ngài có quyền năng và thẩm quyền tuyệt đối trên mọi sự. - Từ này cũng có thể được dùng để miêu tả Đức Chúa Trời trong các danh xưng như, "Đức Chúa Trời Quyền Năng" hay "Đức Chúa Trời Toàn Năng" hoặc "Chúa Quyền Năng" hay "Chúa là Đức Chúa Trời Quyền Năng." Gợi ý dịch: - Từ này cũng có thể dịch là “quyền năng vô hạn”, “Đấng toàn năng” hay "Đức Chúa Trời, là Đấng có quyền năng tuyệt đối." - Những cách để dịch cụm từ "Chúa là Đức Chúa Trời toàn năng" có thể bao gồm, "Đức Chúa Trời, Đấng Chủ Tể Quyền Năng" hay "Đức Chúa Trời Quyền Năng Tối Cao" hoặc "Đức Chúa Trời Quyền Năng, Đấng cai trị trên vạn vật."


Trong Đấng Christ, trong Chúa Giê-su, trong Chúa

Cụm từ “trong Đấng Christ” và các cụm từ liên quan nói đến tình trạng ở trong mối quan hệ với Chúa Giê-su Christ qua đức tin nơi Ngài. - Các cụm từ khác có liên quan bao gồm “trong Đấng Giê-su Christ, trong Đấng Christ Giê-su, trong Đức Chúa Giê-su, trong Đức Chúa Giê-su Christ." - Các ý nghĩa của cụm từ “trong Đấng Christ” có thể bao gồm “vì anh em thuộc về Đấng Christ” hay “qua mối quan hệ mà anh em có với Đấng Christ” hay “dựa vào đức tin của anh em trong Đấng Christ”. - Tất cả những cụm từ này đều có cùng một ý nghĩa nói về sự tin Chúa Giê-su và làm môn đồ của Ngài. - Chú ý: Có khi từ “trong” đi chung với một động từ. Ví dụ, “chia sẻ trong Đấng Christ” có nghĩa là chia sẻ những lợi ích từ việc nhận biết Đấng Christ. “Hãnh diện trong” Đấng Christ có nghĩa là vui mừng và ca ngợi Đức Chúa Trời vì Chúa Giê-su và điều Ngài đã làm. “Tin” Đấng Christ có nghĩa là tin Ngài là Chúa Cứu Thế và nhận biết Ngài.


Trung tín, sự trung tín

“Trung tín” với Chúa có nghĩa là sống kiên định với lời dạy dỗ của Chúa. Đây có nghĩa là trung thành với Chúa qua việc vâng theo Ngài. Tình trạng trung tín là “sự trung tín.” - Một người trung tín có thể đáng tin vì họ luôn giữ lời hứa và luôn hoàn thành trách nhiệm của mình với người khác. - Người trung tín kiên trì trong công việc kể cả khi việc đó lâu dài và khó khăn. - Sự trung tín với Chúa là hành động nhất quán với vâng theo điều Chúa muốn chúng ta làm. Gợi ý dịch - Trong nhiều ngữ cảnh, “trung tín” có thể được dịch thành “trung thành”, “tận tậm” hay “trung thực”. - Trong các văn cảnh khác, “trung tín: có thể được dịch bởi một từ hay một cụm từ mang nghĩa “tiếp tục tin” hay “kiên trì trong việc tin cây là vâng lời Chúa”. - “Sự trung tín” có thể được dịch thành nhiều cách, bao gồm “kiên trì tin tưởng”, “lòng trung thành”, “sự trung thực” hay “tin cậy và vâng lời Chúa.


Tái sanh, sanh bởi Chúa, sự sanh mới

Thuật ngữ “tái sanh” do Chúa Giê-xu sử dụng trước tiên để mô tả ý nghĩa về phương cách Đức Chúa Trời chuyển đổi sự chết thuộc linh trở thành sự sống lại thuộc linh. Thuật ngữ “sanh bởi Đức Chúa Trời” và “sanh bởi Đức Thánh Linh” cũng chỉ về người được ban cho sự sống thuộc linh mới. - Mọi người sinh ra đều chết về phần thuộc linh và được ban cho sự tái sanh khi họ chấp nhận Chúa Giê-xu Christ là Cứu Chúa của họ. - Ngay lúc được tái sanh về phần thuộc linh, Thánh Linh của Đức Chúa Trời bắt đầu sống trong người tín đồ mới đó và họ mặc lấy quyền năng để sống đời sống kết quả cho Ngài. - Tái sanh là công việc của Đức Chúa Trời khiến cho một người được tái sanh và trở thành con Ngài. Gợi ý dịch: - Other ways to translate "born again" could include, "born anew" or "born spiritually." - Tốt nhất, nếu có thể dịch thuật ngữ nầy theo nghĩa đen và sử dụng từ ngữ thông dụng trong ngôn ngữ sử dụng về sự tái sanh. - Thuật ngữ “sự sanh mới” có thể dịch là “sự sanh thuộc linh”.
- Thuật ngữ “sanh bởi Đức Chúa Trời” có thể dịch là “được Đức Chúa Trời làm cho có sự sống mới như một đứa bé mơi sinh” hoặc “được Đức Chúa Trời ban cho sự sống mới”.
- Cũng vậy, “sanh bởi Đức Thánh Linh” có thể dịch là “được Đức Thánh Linh ban cho sự sống mới”, “được Đức Thánh Linh ban năng quyền trở nên con Đức Chúa Trời” hoặc “được Đức Thánh Linh làm cho có sự sống mới như một đứa bé mới sinh”.


Tên

Trong Kinh Thánh, từ “tên” cũng được dùng với nhiều nghĩa bóng khác nhau. - Trong một số ngữ cảnh, từ này có nghĩa là “tên tuổi” chỉ về danh tiếng của một người như trong câu “hãy làm rạng danh chúng ta”. - Thuật ngữ “tên” cũng chỉ về một điều được ghi nhớ. Chẳng hạn như “hãy quên tên của các thần tượng” có nghĩa là phá hủy những thần tượng đó để họ không còn nhớ đến hay thờ lạy chúng nữa. - Khi nói “trong danh Chúa” có nghĩa là nói với quyền năng và thẩm quyền của Ngài hoặc đại diện cho Ngài. - Từ này có thể chỉ về một con người như trong câu “ở dưới trời không có danh nào khác để chúng ta nhờ đó mà được cứu”. Gợi ý dịch: - Cụm từ như “danh tốt của Ngài” có thể được dịch là “danh tiếng của Ngài”. - Làm việc gì “dưới danh nghĩa của” có thể được dịch là “với thẩm quyền của”, “dưới sự cho phép của” hay “đại diện của”. - Cách nói “làm rạng danh chúng ta” có thể được dịch là “làm cho nhiều người biết đến chúng ta”, “làm người khác nghĩ chúng ta rất quan trọng”. - Thành ngữ “gọi tên” có thể được dịch là “đặt tên” hoặc “cho tên”.


Tôn cao, sự tán dương

Tôn cao là khen ngợi hoặc tôn trọng một người nào đó rất nhiều. Cũng có thể là đưa một người vào một vị trí cao. - Trong Kinh Thánh, thuật ngữ “tôn cao” thường được dùng nhiều nhất để tán dương Đức Chúa Trời. - Khi một người tự đề cao mình có nghĩa là người đó đang nghĩ về mình một cách tự đắc và ngạo mạn. Gợi ý dịch - Có thể dịch “tôn cao” là, “tán tụng”, “rất tôn trọng”, “ca tụng”, hay “ca ngợi”. - Trong một số ngữ cảnh, có thể dịch từ ngữ nầy bằng một từ hay cụm từ có nghĩa là “đưa lên địa vị cao hơn” hoặc là “tôn trọng rất nhiều” hoặc là “nói một cách tự hào về”. - Có thể dịch cụm từ “đừng tự tôn cao mình” là “đừng tự đề cao mình” hoặc “đừng tự khoe mình”. - Có thể dịch “những kẻ tự tôn” là “những người tự đề cao mình” hoặc là “những người tự khoe khoang khoác lác”.


Tấm lòng

Trong Kinh Thánh, “tấm lòng” thường được dùng theo nghĩa bóng để nói về suy nghĩ, cảm xúc, mong muốn hay ý định của một người - Có một “tấm lòng cứng cỏi” là cách diễn đạt thông thường nói về một người ngoan cố khước từ vâng phục Chúa - Các thành ngữ “với cả tấm lòng” hay “với trọn tấm lòng” có nghĩa là làm điều gì đó mà không hối hận với sự cam kết và tự nguyện hoàn toàn - Thành ngữ “ghi vào lòng” có nghĩa là xem xét nghiêm túc điều gì đó và áp dụng nó vào đời sống - Thuật ngữ “tan nát lòng” mô tả người rất buồn rầu. Họ bị tổn thương sâu sắc về mặt cảm xúc. Gợi ý dịch - Một số ngôn ngữ khác sử dụng bộ phận khác nhau trên cơ thể như “bụng” hay “gan” để nói đến những điều này. - Các ngôn ngữ khác dùng một từ để diễn tả các khái niệm này, và dùng từ khác để diễn tả những cái khác. - Nếu “tấm lòng” hay bộ phận khác của cơ thể không mang ý nghĩa này, thì một số ngôn ngữ cần phải nói trực tiếp và theo nghĩa đen như “suy nghĩ” hay “cảm xúc” hay “mong muốn” thay vì dùng biện pháp tu từ. - Tùy vào ngữ cảnh, “với cả tấm lòng” hay “với trọn tấm lòng” có thể được dịch thành “với cả sức lực” hay “với sự cống hiến hoàn toàn” hay “một cách hoàn toàn.” - Cụm từ “ghi vào lòng” có thể được dịch là “xem xét một cách nghiêm túc” hay “suy nghĩ một cách cẩn thận về điều đó.” - Thành ngữ "cứng lòng" cũng có thể được dịch là "ngoan cố chống nghịch" hoặc "từ chối vâng phục" hoặc "không ngừng bất tuân Đức Chúa Trời". - Có thể dịch "tan nát lòng" là, "rất buồn" hay "cảm thấy tổn thương sâu sắc."


Tốt lành, sự tốt lành

“Tốt lành” có nhiều nghĩa tùy vào ngữ cảnh. Nhiều ngôn ngữ sẽ sử dụng các từ khác nhau để dịch các nghĩa khác nhau của từ này. - Nói chung, điều gì đó là tốt lành nếu nó phù hợp với phẩm tính, mục đích và ý muốn của Đức Chúa Trời. - Điều gì đó “tốt lành” có thể là dễ chịu, xuất sắc, hữu ích, phù hợp, có lợi hay đúng với luân lý. - Đất “tốt” có thể được gọi là đất “trù phú” hay “màu mỡ”. - Vụ mùa “tốt” có thể được gọi là vụ mùa “bội thu”. - Một người có thế “tốt” ở lĩnh vực nào đó nếu họ có kĩ hăng hay chuyên nghiệp trong công việc đó, chẳng hạn như “người nông dân giỏi”. - Trong Kinh Thánh, nghĩa chung của “tốt lành” thường đối lập với “gian ác”. - “Sự tốt lành” thường nói đến đạo đức tốt hay công chính trong suy nghĩ và hành động. - Sự tốt lành của Đức Chúa Trời nói đến cách Ngài ban phước cho con người qua việc ban cho họ những điều tốt và có lợi. Điều này cũng nói đến sự toàn vẹn trong đạo đức của Ngài. Gợi ý dịch - Thuật ngữ chung cho “tốt lành” trong ngôn ngữ dịch nên được dùng bất cứ khi nào ý nghĩa chung của từ này được hiểu chính xác và tự nhiên, đặc biết trong các ngữ cảnh đối lập với sự gian ác. - Tùy vào ngữ cảnh, các cách khác để dịch từ này có thể bao gồm “tử tế”, “xuất sắc”, “đẹp lòng Chúa”, “công chính”, “đạo đức ngay thẳng” hay “có ích”. - “Đất tốt” có thể được dịch thành “đất trù phú” hay “đất màu mỡ,” “vụ mùa tốt” có thể được dịch thành “thu hoạch dồi dào” hay “vụ mùa bội thu”. - “Cụm từ “hãy tốt với” có nghĩa là làm điều gì đó có lợi cho người khác và có thể được dịch thành “hãy tử tế với”, “giúp đỡ” hay “giúp ích” cho ai đó. - Tùy vào ngữ cảnh, các cách để dịch “sự tốt lành” có thể bao gồm “ơn phước”, “sự tử tế”, “đạo đức trọn vẹn”, “sự công chính” hay “sự thánh khiết”.


Tội lỗi, có tội

“Tội lỗi” nói về việc có tội hay phạm tội. - “Có tội” nghĩa là làm điều gì đó trái với đạo đức, tức là không vâng phục Chúa. - Trái ngược với “có tội” là “vô tội” Gợi ý dịch - Một số ngôn ngữ có thể dịch “tội lỗi” thành “sức nặng của tội lỗi” hay “điểm buộc tội.” - Các cách để dịch “có tội” có thể bao gồm từ hoặc cụm từ mang nghĩa “mắc sai lầm” hay “làm điều gì đó trái đạo đức” hay “phạm tội”ULB exs: xóa đi bản án có tội của tội lỗi, xóa tội lỗi, của lễ chuộc tội, trừng phạt tội lỗi, người đó sẽ không bị gán tội giết người, mang lấy tội của chính mình, rửa sạch tội, mắc tội lớn, tội của chúng con đã chất cao đến tận trời.


tội, đầy tội lỗi, tội nhân, phạm tội

Thuật ngữ “tội” chỉ về hành động, suy nghĩ và lời nói chống nghịch ý muốn và luật pháp của Đức Chúa Trời. Tội còn là không làm theo điều Chúa muốn. - Tội là bất kì điều gì chúng ta làm mà không thuận phục hay không đẹp lòng Chúa, kể cả những việc không ai biết. - Suy nghĩ và hành động không vâng phục ý muốn Chúa được xem là “tội lỗi”. - Vì A-đam phạm tội nên hết thảy loài người sinh ra đều có bản chất tội lỗi bên trong, điều khiển mỗi người. Đôi khi từ “tội” chỉ về bản chất tội lỗi này, hay Kinh Thánh còn gọi là “xác thịt”. - “Tội nhân” là người phạm tội, vì thế từ này được dùng cho toàn thể loài người. - Đôi khi từ “tội nhân” được những người sùng đạo như người Pha-ri-si dùng để chỉ về những ai không giữ luật pháp nghiêm khắc theo ý của họ. - Thuật ngữ “tội nhân” dùng để gán cho những người bị xem là tội nhân tệ hại hơn những người khác ví dụ như người thu thuế và gái mại dâm. Gợi ý dịch - Thuật ngữ “tội” có thể được dịch bằng từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa là “sự bất tuân với Đức Chúa Trời”, “sự chống lại ý muốn Đức Chúa Trời” hay “hành động hoặc suy nghĩ gian ác." - “Phạm tội” có thể được dịch là “bất tuân Đức Chúa Trời” hay “làm sai." - Tùy vào ngữ cảnh, từ “tội nhân” có thể được dịch bằng từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa là “người phạm tội”, “người làm điều sai trái”, “người không vâng lời Đức Chúa Trời” hay “người không vâng theo luật pháp." - Trong những cụm từ như “nô lệ cho tội lỗi”, “bị tội lỗi cai trị” thì từ “tội lỗi” có thể được dịch là “sự không vâng lời” hay “mong muốn và hành động xấu xa.” - Các cách dịch từ “người thu thuế và kẻ có tội” có thể bao gồm “người thu tiền cho chính phủ và những kẻ vô cùng tội lỗi khác” hay “những người vô cùng tội lỗi bao gồm cả người thu thuế.


Uy quyền

Thuật ngữ “uy quyền” nói đến quyền lực của sự ảnh hưởng và kiểm soát mà người này có đối với người kia. - Vua và những nhà cai trị chính quyền khác có uy quyền trên người dân mà họ cai trị. - Từ ngữ “uy quyền” nói đến người, chính quyền, hoặc tổ chức có thẩm quyền trên người khác. Gợi ý dịch: - Uy quyền cũng có thể được dịch là “quyền hành”, “quyền” hoặc “tiêu chuẩn.” - Đôi khi thuật ngữ “uy quyền” được dùng với nghĩa “quyền thế” hoặc “khả năng.” - Khi “nhà cầm quyền” được dùng để nói đến người, hay tổ chức có quyền kiểm soát, lãnh đạo, hay cai trị mọi người thì có thể dịch là “nhà lãnh đạo”hay “nhà cai trị” hay “người có thế lực”. - Thuật ngữ “dựa vào uy quyền của chính mình” cũng có thể được dịch là, “lãnh đạo bằng quyền của riêng mình” hoặc “dựa vào những tiêu chuẩn của riêng mình.”


Vi phạm, sự phạm tội

Sự phạm tội là hành động không vâng lời, phá vỡ mạng lệnh, nguyên tắt hay quy tắt đạo đức. Vi phạm có nghĩa là cố ý quay lưng lại với điều Chúa muốn chúng ta phải làm. - Theo nghĩa ẩn dụ, sự phạm tội có thể được mô tả là “vượt ranh giới”, nghĩa là vượt quá giới hạn đã được thiết lập cho lợi ích của người đó và những người khác. - Kinh Thánh nói về “sự phạm tội” (sự phản nghịch), “tội lỗi” (những hành động sai trái) và “điều sai trật“ (điều ác). Tất cả đều mang ý nghĩa là hành động chống lại ý muốn của Đức Chúa Trời và vi phạm mạng lệnh của Ngài. Gợi ý dịch - “Vi phạm” có thể được dịch là “phạm tội”, “không vâng lời” hay “phản nghịch”. - Nếu trong một câu hay phân đoạn có hai từ cùng mang ý nghĩa là “phạm tội”, “vi phạm” hay “xâm phạm”, thì cần phải dịch bằng những từ khách nhau nếu có thể được. Thông thường người ta dùng nhiều từ có ý nghĩa tương tự nhau để nhấn mạnh điều được nói đến hay thể hiện sự quan trọng của nó.


Việc, việc làm, làm việc, hành động

Trong Kinh Thánh, từ “việc”, “việc làm” và “hành động” được dùng để miêu tả chung những việc mà Đức Chúa Trời hay con người thực hiện. - Từ “làm việc” nói đến sự thực hiện điều gì đó có liên quan đến việc phục vụ người khác. - “Việc” của Đức Chúa Trời và “công việc của tay Ngài” là những thành ngữ chỉ về tất cả những điều Chúa làm hoặc đã làm, bao gồm sự sáng tạo thế giới, giải cứu tội nhân, chu cấp nhu cầu cho mọi tạo vật và giữ cho toàn bộ vũ trụ theo đúng trật tự. Các thuật ngữ “việc làm” và “hành động” cũng được dùng để chỉ về những phép lạ của Chúa được bày tỏ, ví dụ như “các công việc quyền năng” hoặc “những việc lạ lung.” - Việc hay việc làm của một người có thể là tốt hoặc xấu. - Đức Thánh Linh ban năng lực cho những tín hữu để làm việc lành, còn được gọi là “trái tốt”. - Con người được cứu không nhờ việc lành mà được cứu qua đức tin nới Chúa Giê-xu. - “Công việc” của một người có thể là việc làm để kiếm tiền hoặc là công việc phục vụ Chúa. Kinh Thánh cũng có đề cập đến khái niệm Đức Chúa Trời "làm việc." Gợi ý dịch: - Có thể dịch từ “việc” hay “việc làm” là “hành động” hoặc “những việc đã thực hiện”. - Cần đảm bảo dịch từ “việc” bao gồm cả ý nghĩa là lời nói và suy nghĩ. - Khi chỉ về “việc” hay “việc làm” của Đức Chúa Trời và “việc của tay Ngài” thì những từ này có thể dịch là “phép lạ”, “việc quyền năng” hoặc “những điều kỳ diệu Ngài làm”. - Cụm từ “công việc của Đức Chúa Trời” có thể được dịch là “điều Chúa đang thực hiện”, “phép lạ Chúa làm”, “những điều lạ lùng Chúa làm” hoặc “tất cả những điều Chúa đã hoàn tất”. - Từ “công việc” có thể là dạng số ít của từ “những công việc” chẳng hạn như “mọi việc lành” hay “mọi việc làm lành”. - Từ “việc” cũng có thể mang nghĩa rộng hơn là “phục vụ” hoặc “mục vụ”. Ví dụ, “việc trong Chúa” có thể được dịch là “việc bạn làm cho Chúa”. “Hãy xét việc mình làm” có thể được dịch là “hãy đảm bảo bạn đang làm theo ý muốn của Chúa” hoặc “hãy đảm bảo bạn đang làm hết sức có thể”.
- Cụm từ “việc của Đức Thánh Linh” có thể được dịch là “sự thêm sức của Thánh Linh”, “mục vụ của Thánh Linh” hoặc “việc Thánh Linh làm”.


Vua chư hầu

Vua chư hầu là một viên chức chính quyền cai trị một khu vực của đế quốc La Mã. Mỗi vua chư hầu đều thuộc dưới quyền hoàng đế La Mã. - Danh hiệu “vua chư hầu” xuất phát từ việc mỗi vua chư hầu cai trị một trong số bốn khu vực. - Mỗi khu vực bao gồm một hoặc nhiều tỉnh, chẳng hạn như Ga-li-lê hay Sa-ma-ri. - “Vua chư hầu” cũng có thể được dịch là “nhà cai trị” hay “thống đốc”.


Vua dân Do Thái

“Vua dân Do Thái” là một danh hiệu chỉ về Chúa Cứu Thế Giê-xu. - Lần đầu tiên Kinh Thánh kí thuật lại danh hiệu này là khi các nhà thông thái đang trên đường đến Bết-lê-hem để tìm kiếm hài nhi được gọi là “Vua dân Do Thái.” - Thiên sứ mặc khải cho bà Ma-ri biết rằng con trai bà, là con cháu vua Đa-vít, sẽ thiết lập quyền cai trị của Ngài mãi mãi. - Trước khi Chúa Giê-xu chịu đóng đinh, những tên lính La Mã chế giễu gọi Ngài là “Vua dân Do Thái”. Danh hiệu này được viết vào một miếng gỗ đóng trên đầu cây thập tự của Chúa Giê-xu. - Chúa Giê-xu thật sự là vua dân Do Thái và là vua trên mọi loài Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “Vua dân Do Thái” có thể được dịch là “vua cai trị dân Do Thái”, “người cai trị dân Do Thái” hay “người cai trị tối cao của dân Do Thái”. - Kiểm tra xem cụm từ “vua của” được dịch như thế nào ở những chỗ khác trong bản dịch.


Vô tín, sự vô tín

“Vô tín” có nghĩa là không có đức tin hoặc không tin - Từ này được sử dụng để mô tả người dân không tin Chúa, được thấy trong các hành động gian ác của họ - Tiên tri Giê-rê-mi lên án dân Do Thái vì họ vô tín và không vâng phục Chúa. - Họ thờ lạy hình tượng và đi theo những phong tục của những nhóm người không thờ phượng hay vâng phục Chúa. Gợi ý dịch - Tùy thuộc vào ngữ cảnh, từ “vô tín” có thể được dịch thành “không trung tín” hay “bất tin” hay “không vâng phục Chúa” hay “không tin”. - Cụm từ “sự vô tín” có thể được dịch thành “không có niềm tin” hay “không có sự trung tín” hay “chống nghịch lại Chúa”.


Vô tội

“Vô tội” có nghĩa là không phạm tội hay phạm các việc sai trái khác. Từ này cũng nói chung đến những người không tham gia vào những điều xấu xa. - Một người bị tố cáo làm điều gì đó sai, nếu người đó không làm điều đó thì được cho là vô tội. - Có khi từ “vô tội” được dùng để nói về người không làm gì sai để đáng bị đối xử tệ, như đội quân kẻ thù tấn công “người vô tội” Gợi ý dịch - Trong hầu hết các trường hợp, từ "vô tội" có thể được dịch là "không có tội" hoặc "không phải chịu trách nhiệm" hoặc "không có lỗi" vì điều gì đó. - Khi nói về người vô tội nói chung, từ này có thể được dịch là "người không làm gì sai" hay "người không tham gia vào điều ác." - Thành ngữ thường xuyên xuất hiện, "máu vô tội" có thể được dịch là "những người không làm gì sai để đáng bị giết." - Câu nói "đổ máu vô tội" có thể được dịch là "giết người vô tội" hay "giết người không làm gì sai." - Trong ngữ cảnh nói về người nào đó bị giết, "vô tội về huyết của" có thể được dịch là "không có tội về cái chết của" - Khi nói về những người không chấp nhận tin lành về Chúa Giêsu, thì "vô tội về huyết của" có thể được dịch là "không chịu trách nhiệm cho sự chết của linh hồn của họ" hoặc "không chịu trách nhiệm dù họ có chấp nhận sứ điệp này hay không". - Khi Giu-đa nói, "Tôi đã phản nộp máu vô tội" ông nói, "Tôi đã phản bội một người chẳng làm gì sai" hay "Tôi đã gây ra cái chết cho một người vô tội." - Khi Phi-lát nói về Chúa Giêsu, "Ta không có tội về huyết của người vô tội này," câu này có thể được dịch là: "Ta không chịu trách nhiệm về việc giết hại người này vì người đã không làm gì sai để đáng phải chịu như vậy."


Xác thịt

Trong Kinh Thánh, “thịt” thường được hiểu theo nghĩa đen là mô mềm của cơ thể vật lý của con người hay động vật. - Kinh Thánh cũng dùng từ “thịt” theo nghĩa bóng để nói đến loài người hay mọi sinh vật sống. - Trong Tân Ước, từ “xác thịt” được dùng để chỉ bản chất tội lỗi của con người. Từ này thường được hiểu đối lập với bản chất thuộc linh. - Thành ngữ “thịt và huyết” cũng có ý chỉ tổ tiên hay dòng dõi của một người. - Câu nói, ”một thịt” nói đến sự hiệp nhất về thân xác của một người nam và một người nữ trong hôn nhân. Gợi ý dịch - Trong ngữ cảnh nói về cơ thể động vật, “xác thịt” có thể được dịch thành “cơ thể” hay “da” hay “thịt”. - Khi được dùng để chỉ chung mọi vật sống, từ này có thể được dịch thành “vật sống” hay “mọi vật tồn tại”. - Khi nhắc đến con người nói chung, từ này có thể được dịch thành “con người” hay “loài người” hay “mọi người đang sống”. - Thành ngữ “thịt và huyết” có thể được dịch thành “họ hàng” hay “gia đình” hay “bà con” hay “gia tộc.” Có những văn cảnh mà từ này có thể được dịch thành “tổ tiên” hay “dòng dõi”. - Một số ngôn ngữ có thể có thành ngữ mang nghĩa tương tự với “thịt và huyết”. - Thành ngữ “trở nên một thịt” có thể được dịch thành “kết hiệp qua tình dục” hay “trở nên như một thân” hay “trở nên như một người trong thân thể và tâm hồn.” Thành ngữ này khi dịch nên được kiểm tra cẩn thận để bảo đảm nó được chấp nhận trong văn hóa và ngôn ngữ được dịch.


Xâm phạm

“Xâm phạm” có nghĩa là phá vỡ luật lệ hay vi phạm quyền của người khác. - Xâm phạm có thể là một hành vi vi phạm đạo đức, phạm luật dân sự hoặc xúc phạm người khác. - Từ này có liên quan đến từ “phạm tội” và “vi phạm”, nhất là khi nó chỉ về việc không vâng lời Chúa. - Mọi tội lỗi đều là hành vi chống nghịch Đức Chúa Trời. Gợi ý dịch - Dựa vào ngữ cảnh, từ “xâm phạm” có thể được dịch là “xúc phạm” hoặc “phạm luật”. - Một số thứ tiếng có thành ngữ tương tự như “vượt rào” cũng có thể được sử dụng để dịch cho từ này. - Xét xem từ này có phù hợp với ý nghĩa của phân đoạn Kinh Thánh không, kế đó so sánh với những từ khác có ý nghĩa tương tự, chẳng hạn như “vi phạm”, “phạm tội”.


Xấu xa, gian ác, sự gian ác

Thuật ngữ “xấu xa” và “gian ác” đều nói đến bất cứ điêu gì chống nghịch lại thuộc tính thánh khiết ý chỉ của Đức Chúa Trời - Trong khi “xấu xa” có thể mô tả bản tánh của con người, thì “gian ác” có thể đề cập nhiều hơn về hành vi của con người. Tuy nhiên cả hai thuật ngữ đề có ý nghĩa tương tự. - Thuật ngữ “sự gian ác” đề cập đến tình trạng tồn tại khi mọi người làm điều gian ác. - Kết quả của điều ác tỏ ra rõ ràng trong sự ngược đãi người khác bằng cách giết người, trộm cắp, vu khống, hoặc là có tính tàn bạo và độc ác. Gợi ý dịch - Tùy theo ngữ cảnh, có thể dịch thuật ngữ “xấu xa” và “gian ác” là “xấu”, “tội lỗi”, hoặc là “vô đạo đức”. - Có thể dịch thuật ngữ này là ‘không tốt”, “sự không công chính”, hoặc là “vô đạo đức”. - Đảm bảo những từ ngữ hay cụm từ được dùng để dịch những thuật ngữ nầy phải phù hợp với ngữ cảnh tự nhiên trong ngôn ngữ đích.


Xức dầu, được xức dầu

Thuật ngữ “xức dầu” có nghĩa là xức hay xoa dầu lên một người hay một vật. Đôi khi dầu được pha với hương liệu để có mùi thơm đậm đà. Thuật ngữ này cũng được dùng theo nghĩa bóng để nói đến việc Đức Thánh Linh chọn lựa và ban năng lực cho người nào đó. - Trong Cựu Ước, thầy tế lễ, vua và tiên tri đều được xức dầu để biệt riêng cho sự hầu việc Chúa. - Những vật dụng như bàn thờ hoặc đền tạm cũng được xức dầu để chứng tỏ chúng được sử dụng để thờ phượng và làm vinh hiển danh Chúa. - Trong Tân Ước, người bệnh cũng được xức dầu để được chữa lành. - Tân Ước chép lại sự kiện Chúa Giê-su được một người phụ nữ xức dầu thơm hai lần tượng trưng cho một hành động thờ phượng. Có lần Chúa Gê-su khen ngợi rằng khi bà xức dầu cho Chúa tức là bà chuẩn bị cho sự xức xác cho Ngài trong tương lai. - Sau khi Chúa Giê-su chịu chết, những thân hữu xức xác Ngài bằng dầu có hương thơm trước khi chôn cất. - Danh xưng “Mê-si-a” (theo tiếng Hê-bơ-rơ) và “Christ” (Hy Lạp) có nghĩa là “Đấng được xức dầu”. - Chúa Giê-su với danh xưng Đấng Mê-si-a là Đấng được chọn và xức dầu như một Tiên tri, Thầy Tế lễ thượng phẩm và Vua. Gợi ý dịch: - Dựa vào ngữ cảnh, từ ngữ “xức dầu” có thể là dịch là “đổ dầu” hoặc “xức dầu” hoặc “thánh hóa bằng cách xức dầu có hương thơm” - ”Được xức dầu” có thể dịch nghĩa là “được thánh hóa bằng cách xức dầu”, “được chỉ định” hoặc “được thánh hóa.” - Trong một số ngữ cảnh, thuật ngữ “xức dầu” có thể được dịch thành “chỉ định.” - Cụm từ như “thầy tế lễ được xức dầu” có thể được dịch là “thầy tế lễ được thánh hóa bằng cách xức dầu” hoặc “thầy tế lễ được biệt riêng bằng cách xức dầu”.


Xứng đáng, giá trị, không xứng đáng, vô giá trị

Thuật ngữ “xứng đáng” mô tả một người hay một vật đáng được tôn trọng hoặc danh dự. “Có giá trị” nghĩa là đáng giá hay quan trọng. “Vô giá trị” nghĩa là không có bất kì giá trị nào. - Được xứng đáng có liên hệ đến việc có giá trị hay có tầm quan trọng. - “Không xứng đáng” nghĩa là không đáng chú ý. - Không cảm thấy có giá trị nghĩa là cảm thấy không quan trọng bằng người khác hoặc không cảm thấy xứng đáng để được tôn trọng và đối xử tử tế. - Từ “không xứng đáng” và “vô giá trị” có mối liên hệ với nhau nhưng mang ý nghĩa khác nhau. “Không xứng đáng” là không đáng được danh dự hay công nhận. “Vô giá trị” là không có bất kì mục đích hay giá trị gì. Gợi ý dịch: - “Xứng đáng” có thể được dịch là “đáng”, “quan trọng” hay “có giá trị”. - Từ “giá trị” có thể được dịch là “sự đáng giá” hay “tầm quan trọng”. - Từ “có giá trị” có thể được dịch là “quý giá” hay “quan trong”.
- Cụm từ “có giá trị hơn” có thể được dịch là “đáng giá hơn”. - Tuỳ vào ngữ cảnh, “không xứng đáng” có thể được dịch là “không quan trọng”, “ô nhục” hoặc “không xứng”. - Từ “vô giá trị” có thể được dịch là “không có giá trị”, “không có mục đích” hoặc “không đáng giá”.


Y-sơ-ra-ên, dân Y-sơ-ra-ên, nước Y-sơ-ra-ên

Y-sơ-ra-ên là tên Chúa đặt cho Gia-cốp, Y-sơ-ra-ên có nghĩa là « người vật lộn với Đức Chúa Trời » - Dòng dõi của Gia-cốp trở thành dân Y-sơ-ra-ên, nước Y-sơ-ra-ên hay người Y-sơ-ra-ên. - Chúa thiết lập giao ước của Ngài với dân Y-sơ-ra-ên. Họ là dân được Chúa chọn. - Y-sơ-ra-ên là tên của đất nước họ. - Nước Y-sơ-ra-ên được thành lập từ 12 chi phái. - Một thời gian sau khi vua Sa-lô-môn băng hà, đất nước bị chia cắt thành hai vương quốc : Vương quốc phía nam là Giu-đa và vương quốc phía bắc là Y-sơ-ra-ên.


Yêu

Yêu một người có nghĩa quan tâm và làm những điều ích lợi cho người đó. Từ “yêu” có nhiều ý nghĩa khác nhau mà một số ngôn ngữ sẽ có những cách diễn đạt bằng từ ngữ khác nhau tùy vào ngữ cảnh.1. Tình yêu đến từ Đức Chúa Trời là tập trung vào những điểm tốt của người khác kể cả khi điều đó không mang đến ích lợi cho ai. Loại tình yêu này quan tâm đến người khác không tùy thuộc vào việc họ làm. Đức Chúa Trời chính là tình yêu và là nguồn tình yêu thật. - Chúa Giê-xu bày tỏ tình yêu này khi hy sinh mạng sống mình để cứu chuộc chúng ta ra khỏi tội lỗi và sự chết. Ngài cũng dạy các môn đồ phải yêu thương hy sinh cho người khác. - Việc yêu thương bằng loại tình yêu này bao gồm những hành động thể hiện họ muốn giúp người khác được tăng trưởng. Loại tình yêu này đặc biệt bao gồm cả sự tha thứ. - Trong bản ULB, từ “yêu” nói đến loại tình yêu hy sinh của Đức Chúa Trời, nếu phần Ghi chú Dịch không nêu ra ý nghĩa khác.2. Tân Ước có một từ khác chỉ về tình yêu thương anh em hay tình yêu dành cho bạn bè và người thân. - Đây là tình yêu thương tự nhiên của con người giữa bạn bè hay người thân với nhau. - Từ này cũng được dùng trong ngữ cảnh như “Họ thích ngồi ở chỗ quan trọng nhất trong bữa tiệc”. Câu nói này có nghĩa là họ “ưa thích” hoặc “rất thích” làm điều đó.3. Từ ngữ “yêu” cũng có thể nói đến tình yêu nam nữ.4. Trong cách nói tượng trưng “Ta yêu Gia-cốp nhưng ghét Ê-sau”, từ “yêu” chỉ về việc Đức Chúa Trời chọn Gia-cốp để lập mối liên hệ giao ước với ông. Từ này có thể dịch là “chọn”. Mặc dù Ê-sau cũng được Đức Chúa Trời ban phước, nhưng ông không được ban cho đặc ân bước vào giao ước. Từ “ghét” được dùng theo lối tượng trưng mang ý nghĩa là “từ chối” hoặc “không chọn”. Gợi ý dịch - Nếu không được đề cập trong phần Ghi chú Dịch, thì từ “yêu” trong bản ULB nói đến loại tình yêu hy sinh đến từ Đức Chúa Trời. - Một số ngôn ngữ có thể có một từ đặc biệt để chỉ về tình yêu không vị kỷ của Đức Chúa Trời dành cho con người và cũng là loại tình yêu mà Ngài giúp họ yêu người khác. Có thể dịch từ này là “sự quan tâm hết lòng và không thay đổi”, “sự quan tâm không vị kỷ” hay “tình yêu từ Đức Chúa Trời”. Cần đảm bảo cách dịch cho loại tình yêu của Đức Chúa Trời bao gồm tính không tập trung vào bản thân, từ bỏ điều yêu thích của bản thân để đem lợi ích cho người khác và yêu người khác không tùy thuộc vào việc làm của họ.
- Đôi khi từ “yêu” trong Tiếng Anh mô tả sự quan tâm sâu sắc của một người dành cho bạn bè và người thân trong gia đình. Một số ngôn ngữ có thể dịch từ này bằng từ hay cụm từ mang ý nghĩa là “rất thích”, “quan tâm” hay “có tình cảm sâu sắc với”. - Trong các ngữ cảnh, khi từ “yêu” được dùng để chỉ về sự ưa thích một món đồ, thức ăn hay một hoạt động thì có thể dịch là “rất ưa thích”, “rất thích” hay “ham thích”. - Một số ngôn ngữ cũng có thể có một từ riêng biệt để chỉ về tình yêu lãng mạn hay tình yêu tình dục giữa hai vợ chồng. - Trong nhiều ngôn ngữ, “yêu” là một hành động. Chẳng hạn như họ có thể dịch câu “tình yêu thương hay nhẫn nại, tình yêu thương hay nhân từ” là “khi yêu một người thì phải nhẫn nại và nhân từ với người đó”.


Âm phủ, âm ty

“Âm phủ” và “âm ty” được dùng trong Kinh Thánh để chỉ sự chết và nơi linh hồn của con người sẽ đến khi họ qua đời. Ý nghĩa của hai từ này là như nhau - “Sheol” là tiếng Hê-bơ-rơ thường được dùng trong Cựu Ước để chỉ chung về cõi chết - Trong Tân Ước, tiếng Hy Lạp “Hades” nói đến nơi ở của linh hồn người chống lại Chúa. Những linh hồn này “đi xuống” âm phủ, ngược lại với “đi lên” thiên đàng, nơi ở của linh hồn người tin Chúa Giê-su - “Âm phủ” đi cùng với “sự chết” trong sách Khải Huyền. Vào kỳ tận thế, cả sự chết và âm phủ đều sẽ bị ném vào Hồ Lửa, tức là địa ngục Gợi ý dịch - Trong Cựu Ước, từ “sheol” (âm phủ) có thể được dịch thành “cõi chết” hay “nơi dành cho linh hồn đã chết.” Một số bản dịch thành “địa phủ” hay “sự chết,” tùy vào ngữ cảnh - Một số bản dịch gọi đây là “địa phủ” hay dùng thuật ngữ chung, ví dụ như “sự chết” - Trong Tân Ước, từ “âm phủ” cũng có thể được dịch thành “nơi dành cho linh hồn đã chết nhưng không tin Chúa” hay “nơi đau đớn dành cho kẻ chết” hay “nơi dành cho linh hồn của người chết nhưng không tin Chúa.” - Một số bản dịch giữ nguyên từ “sheol” hay “hades,” phiên âm hai từ này ra cho phù hợp với cách phát âm trong ngôn ngữ dịch


Ân sủng, đầy ân sủng

“Ân sủng có nghĩa là sự giúp đỡ hay lời chúc phước cho người nào đó nhưng không phải vì họ đáng nhận được. Từ “đầy ân sủng” mô tả người bày tỏ ân sủng cho người khác. - Ân sủng của Đức Chúa Trời đối với con người là một món quà được ban cho miễn phí - Khái niệm ân sủng cũng nói về sự tử tế và tha thứ cho người đã gây ra sai lầm và tổn thương. - Cụm từ “thấy ân sủng” là một thành ngữ có nghĩa là nhận lấy sự giúp đỡ và ân sủng từ Chúa. Đây thường bao gồm ý nghĩa rằng Chúa vui lòng với người nào đó và giúp họ Gợi ý dịch - Các cách dịch khác của “ân sủng có thể bao gồm “lòng tốt của Đức Chúa Trời” hay “ân huệ của Đức Chúa Trời” hay “lòng tốt của Đức Chúa Trời và sự tha thứ tội nhân” hay “lòng khoan nhân” - “Khoan dung” có thể được dịch thành “đầy dẫy sự khoan dung” hay “nhân từ” hay “khoan nhân” - Thành ngữ “người tìm thấy ân sủng trong mắt Chúa” có thể được dịch thành “người nhận sự khoan dung của Chúa” hay “Chúa giúp người cách khoan dung” hay “Chúa bày tỏ ân huệ với người” hay “Chúa vui lòng với người và giúp đỡ người.”


Ê-phót

Ê-phót là một bộ áo lễ có hình dáng giống tạp dề dành cho các thầy tế lễ Y-sơ-ra-ên. Áo này gồm hai phần, trước và sau, nối với nhau ở trên vai và được cộng lại ở chỗ thắt lưng bằng dây đai.
- Áo lễ của thầy tế lễ rất đẹp và đắt tiền, có thêu bằng chỉ vàng, xanh, tím và đỏ. - Bảng đeo ngực của thầy tế lễ gắn phía trước ê-phót. Đàng sau bảng đeo ngực có U-rim và Thu-nim, là những viên đá dùng để cầu vấn Đức Chúa Trời về một số vấn đề. - Quan xét Ghi-đê-ôn đã làm một ê-phót bằng vàng một cách ngu ngốc, đây là thứ mà dân Y-sơ-ra-ên thờ như là thần.


Ý muốn của Đức Chúa Trời

“Ý muốn của Đức Chúa Trời” chỉ về mong muốn và kế hoạch của Đức Chúa Trời. - Ý muốn của Đức Chúa Trời đặc biệt có liên hệ trong sự tương giao với con người và cách Ngài muốn con người đáp ứng với Ngài. - Điều này cũng chỉ về kế hoạch và mong ước của Ngài danh cho toàn bộ các tạo vật còn lại. - Từ "muốn" có nghĩa là "quyết định" hay "mong ước." Gợi ý dịch: - “Ý muốn của Đức Chúa Trời” cũng có thể được dịch là “điều Đức Chúa Trời mong muốn”, “điều Chúa hoạch định” hay "điều làm vui lòng Đức Chúa Trời."


Ăn năn, sự ăn năn

Từ “ăn năn” và “sự ăn năn” chỉ về việc xoay bỏ tội lỗi và trở lại với Đức Chúa Trời. - “Ăn năn” theo nghĩa đen có nghĩa là “thay đổi tâm trí của một người” - Trong Kinh Thánh, “ăn năn” thường có nghĩa là xoay bỏ tội lỗi, suy nghĩ và hành động của con người mà trở lại, suy nghĩ và hành động theo đường lối của Đức Chúa Trời. - Khi dân sự thật sự ăn năn tội lỗi thì Đức Chúa Trời tha thứ cho họ và giúp họ bắt đầu vâng lời Ngài Gợi ý dịch: - Từ “ăn năn” có thế được dịch bằng từ hoặc cụm từ mang ý nghĩa là “trở về (với Chúa)”, “xoay khỏi tội lỗi và hướng tâm trí về Đức Chúa Trời” hay “hướng về Chúa, từ bỏ tội lỗi”. - Điều này mang ý nghĩa thay đổi về tấm lòng chứ không chỉ là hành động. Nó thể hiện sự thay đổi trong tư tưởng, từ bỏ tội lỗi và theo đuổi Đức Chúa Trời.


Đá góc nhà

Thuật ngữ “đá góc nhà” chỉ về một viên đá lớn được cắt ra và đặt ở góc của móng nhà. - Tất cả các viên đá khác trong tòa nhà đều phải đo đạc và sắp đặt sao cho khớp với đá góc nhà. - Đá góc nhà rất quan trọng đối với độ bền và sự vững chắc của cả cơ cấu tòa nhà. - Trong Tân Ước, hội thánh của các tín đồ được ví như một tòa nhà có Chúa Giê-xu Christ làm “đá góc nhà”. - Giống như hòn đá góc nhà dùng để củng cố và định vị của cả tòa nhà, Chúa Giê-xu Christ là đá góc nhà làm nền tảng và chống đỡ cho hội thánh. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “đá góc nhà” có thể được dịch là “viên đá xây dựng chính” hay là “viên đá móng nhà” - Suy nghĩ xem trong ngôn ngữ đích có thuật ngữ nào để nói móng nhà là phần vật liệu chính chịu đựng sức nặng của tòa nhà không. Nếu có thì có thể sử dụng thuật ngữ nầy. - Cách khác để dịch thuật ngữ nầy là “viên đá đặt ở góc nhà dùng làm móng nhà”. - Điều quan trọng là phải giữ được sự thật là đây là một viên đá lớn được sử dụng như phần vật liệu xây dựng chắc chắn và an toàn. Nếu không sử dụng đá làm vật liệu xây dụng thì có thể dùng một từ ngữ khác có nghĩa là “viên đá lớn”.


Đá, ném đá

Đá là hòn đá nhỏ. Ném đá có nghĩa là ném những hòn đá vào một người để giết người đó. - Vào thời cổ đại, ném đá là hình thức tử hình dành cho tội phạm; đôi khi nó vẫn được sử dụng ở thời hiện đại. - Đối với dân Y-sơ-ra-ên trong thời Cựu Ước, Đức Chúa Trời truyền cho những người lãnh đạo phải thực hiện việc ném đá để trừng phạt một số tội lỗi nhất định, chẳng hạn như tội ngoại tình.


Đóng đinh

Thuật ngữ “đóng đinh” có nghĩa là xử tử hình một người bằng cách trói người đó lên cây thập tự và để cho chết trong đau đớn. - Nạn nhân hoặc bị cột hoặc bị đóng đinh lên thập giá. Ngươi chịu thập hình sẽ chết vì mất máu hoặc nghẹt thở. - Thời xưa đế quốc La mã thương dùng phương pháp hành hình nầy để trừng phạt hoặc giết những tội phạm nổi loạn chống lại nhà cầm quyền của họ. - Những lãnh đạo tôn giáo Do Thái yêu cầu tổng đốc La mã ra lịnh cho quân lính đóng đinh Chúa Giê-xu. Họ đóng đinh Chúa lên một cây thập tự. Ngài chịu thương khó ở trên cây gỗ trong sáu tiếng đồng hồ, và chịu chết. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ “đóng đinh” có thể dịch là “giết trên cây thập tự” hoặc là “hành hình bằng cách đóng đinh trên cây thập tự”


Được yêu mến

Thuật ngữ “được yêu mến” là một thành ngữ diễn tả sự yêu mến của một người với người mà họ yêu mến và thân thiết.
- Thuật ngữ “được yêu mến” có nghĩa đen là “người thân yêu” hoặc là “người được yêu mến”. - Đức Chúa Trời gọi Chúa Giê-xu là “Con yêu dấu” của Ngài. - Trong thư tín gửi cho các hội thánh Cơ đốc, các sứ đồ thường nói về những tín đồ của mình là những “người yêu dấu”. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ nầy có thể dịch là “yêu mến” hoặc “ngườ được yêu” hoặc là “yêu quí” hay “yêu dấu”. - Trong ngữ cảnh nói về một người bạn thân, có thể dịch từ này là “bạn thân mến” hay là “bạn mến”. Trong tiếng Anh, người ta có thể nói một cách tự nhiên như “my dear friend, Paul” (Bạn Phao-lô thân mến) hoặc là “Paul, who is my dear friend” (Phao-lô, bạn thân mến của tôi). Các ngôn ngữ khác có khả năng sắp xếp theo cách khác để mang nghĩa tự nhiên hơn. - Lưu ý từ ngữ “được yêu mến” xuất phát từ từ ngữ dành nói về tình yêu thương của Đức Chúa Trời, là tình yêu vô điều kiện, vị tha, và hy sinh.


Được đầy dẫy Thánh Linh

Thuật ngữ « được đầy dẫy Thánh Linh » là cách diễn tả ẩn dụ mang ý nghĩa là Đức Thánh Linh làm cho một người có khả năng thực hiện ý muốn của Chúa. - Cụm từ ”được tràn đầy” là một thành ngữ thường có nghĩa là “được kiểm soát bởi”. - Con người “được đầy dẫy Thánh Linh” khi họ bước theo sự dẫn dắt của Đức Thánh Linh và hoàn toàn dựa vào Ngài để giúp họ làm điều Chúa muốn. Gợi ý dịch - Thuật ngữ này có thể được dịch thành “được Đức Thánh Linh ban cho khả năng” hay ”được kiểm soát bởi Đức Thánh Linh.” Nhưng tuyệt đối không giống như Đức Thánh Linh ép buộc người ta làm điều gì đó. - Câu “người được tràn đầy Thánh Linh” có thể được dịch thành “người đang sống trọn vẹn bởi quyền năng của Thánh Linh” hay “người được dẫn dắt hoàn toàn bởi Đức Thánh Linh” hay “Đức Thánh Linh hoàn toàn dẫn dắt người.” - Về mặt ý nghĩa thì thuật ngữ này tương đồng với với thành ngữ “sống bởi Thánh Linh,” nhưng “được đầy dẫy Thánh Linh” nhấn mạnh vào chỗ một người hoàn toàn cho phép Đức Thánh Linh kiểm soát hay tác động vào cuộc đời của người đó. Nên hai thành ngữ này có thể được dịch khác đi nếu có thể.


Đấng Christ, Đấng Mê-si-a

Thuật ngữ “Mê-si-a” và “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” và nói đến Chúa Giê-xu, Con Đức Chúa Trời. - “Đấng Mê-si-a” và Đấng Christ” là những từ ngữ được dùng trong Tân Ước để nói đến Con Đức Chúa Trời, là Đấng mà Cha Ngài là Đức Chúa Trời chọn lựa để cai trị dân Ngài với tư cách là vua, và cứu họ khỏi tội lỗi và sự chết. - Trong Cựu Ước, các tiên tri đã tiên đoán về Đấng Mê-si-a hàng trăm năm trước khi Ngài giáng sinh. - Thông thường, một từ ngữ có nghĩa là “đấng được xức dầu” được sử dụng trong Cựu Ước để nói đến Đấng Mê-si-a sắp đến. - Chúa Giê-xu đã làm ứng nghiệm phần nhiều trong số các lời tiên tri và làm nhiều phép lạ để chứng tỏ Ngài là Đấng Mê-si-a, các lời tiên tri còn lại sẽ được ứng nghiệm khi Ngài tái lâm. - Từ ngữ “Christ” thường được dùng như một danh hiệu như trong “Đấng Christ” hay là “Chúa Giê-xu Christ” - “Christ” cũng được dùng như một thành phần trong danh xưng của Ngài, như trong “Chúa Giê-xu Christ”. Gợi ý dịch: - Thuật ngữ nầy có thể dịch theo ý nghĩa “Đấng chịu xức dầu” hoặc là “Cứu Chúa chịu xức dầu của Đức Chúa Trời”. - Nhiều ngôn ngữ sử dụng một từ chuyển ngữ trông có vẻ hoặc nghe có vẻ giống như “Đấng Christ” hay là “Đấng Mê-si-a”.


Đấng Chí Cao

Thuật ngữ “Đấng Chí Cao” là danh hiệu của Đức Chúa Trời chỉ về sự vĩ đại hay thẩm quyền của Ngài. - Từ này có ý nghĩa tương tự như “Đấng Tể trị” hay “Đấng Tối thượng”. - Từ “cao” trong danh hiệu này không chỉ về độ cao hay khoảng cách vật lý mà chỉ về sự vĩ đại. Gợi ý dịch: - Từ này cũng có thể được dịch là “Đức Chúa Trời Chí Cao”, “Đấng Tối thượng”, “Đức Chúa Trời Chí Cao”, “Đấng Vĩ đại”, “Đấng Tối cao” hay “Đức Chúa Trời, Đấng vĩ đại hơn muôn vật”. - Cần đảm bảo không dịch từ “cao” là chiều cao hay dài.


Đấng Cứu rỗi

Vị cứu tinh là người cứu giúp hay giải cứu người khác khỏi nguy hiểm. Từ này cũng chỉ về người ban sức lực hay chu cấp cho người khác. - Trong Cựu Ước, Đức Chúa Trời được gọi là Đấng Cứu rỗi của dân Y-sơ-ra-ên vì Ngài thường giải cứu họ khỏi kẻ thù, ban thêm sức và chu cấp cho họ những nhu cầu cần dùng. - Trong Tân Ước, “Đấng Cứu rỗi” là danh hiệu chỉ về Đức Chúa Giê-xu vì Ngài ban sự giải thoát khỏi quyền lực và hình phạt của tội lỗi. Gợi ý dịch : - Nếu được, nên dịch thuật ngữ “Đấng Cứu Chuộc” bằng một từ có liên quan với từ “cứu” và “sự cứu chuộc”." - Các cách dịch từ này có thể bao gồm “Đấng cứu giúp”, “Đức Chúa Trời, Đấng cứu giúp” hay “Chúa Giê-xu, Đấng giải cứu (con người) khỏi tội lỗi.


Đấng Thánh

Trong Kinh Thánh, thuật ngữ “Đấng Thánh” luôn là danh xưng được dùng để chỉ về Đức Chúa Trời. - Trong Cựu Ước, danh xưng này luôn xuất hiện trong cụm từ "Đấng Thánh của Y-sơ-ra-ên." - Trong Tân Ước, Chúa Giê-su cũng được gọi là "Đấng Thánh." - Trong Kinh Thánh “Đấng Thánh” có khi được dùng để nói đến một thiên sứ. Gợi ý dịchThuật ngữ theo nghĩa đen là, “Thánh”.


Đất hứa

Từ “đất hứa” chỉ xuất hiện trong những câu chuyên của Kinh Thánh, chứ không phải trong bản văn của Kinh Thánh. Đây là một cách nói khác để chỉ về xứ Ca-na-an mà Đức Chúa Trời đã hứa ban cho Áp-ra-ham và dòng dõi của ông. - Khi Áp-ra-ham sống ở U-rơ thì Đức Chúa Trời truyền cho ông phải đi đến xứ Ca-na-an. Ông và dòng dõi của ông là dân Y-sơ-ra-ên sống ở đó trong nhiều năm. - Đến khi một nạn đói lớn xảy ra, tại Ca-na-an không còn thức ăn nữa thì dân Y-sơ-ra-ên chuyển đến Ai Cập.
- Bốn trăm năm sau, Đức Chúa Trời giải cứu dân Y-sơ-ra-ên ra khỏi ách nô lệ tại Ai Cập và đem họ trở về đất hứa. Gợi ý dịch: - Từ “Đất hứa” có thể dịch là “đất mà Đức Chúa Trời phán sẽ ban cho Áp-ra-ham”, “đát mà Đức Chúa Trời hứa cho Áp-ra-ham”, “đất mà Đức Chúa Trời hứa cho con dân Ngài” hoặc “đất Ca-na-an”.
- Trong bản văn của Kinh Thánh, từ này xuất hiện với một số cách nói của cụm từ “đất mà Đức Chúa Trời đã hứa”.


Đền thờ

Đền thờ là một toà nhà được bao quanh là những hành lang có tường chắn, tại đây dân Y-sơ-ra-ên đến để cầu nguyện và dâng của tế lễ cho Đức Chúa Trời. Đền thờ tọa lạc trên núi Mô-ri-a thuộc thành phố Giê-ru-sa-lem. - Thuật ngữ “đền thờ” thường chỉ về toàn bộ khu vực đền thờ, bao gồm cả những hành lang xung quanh toà nhà chính. Đôi khi nó chỉ nói đến một mình toà nhà. - Phần toà nhà đền thờ bao gồm hai phòng: nơi Thánh và nơi Chí Thánh. - Đức Chúa Trời gọi đền thờ là nơi ngự của Ngài. - Trong Tân Ước, thuật ngữ “đền thờ của Đức Thánh Linh” được dùng để nói về những người tin Chúa Giê-xu, vì Đức Thánh Linh sống trong họ. Gợi ý dịch - Thông thường khi đoạn Kinh Thánh chép dân sự “ở trong đền thờ”, thì nghĩa là cụm từ này nói đến hành lang bên ngoài toà nhà. Cụm này có thể được dịch là “trong hành lang đền thờ” hay “trong khu vực đền thờ”. - Khi cụm này đặc biệt chỉ về phần toà nhà thì một số bản sẽ dịch “đền thờ” là “toà nhà đền thờ”, để làm rõ phần được đề cập. - Có thể dịch“đền thờ” là “nhà thánh của Đức Chúa Trời” hay “nơi thờ phượng thánh”. - Trong Kinh Thánh đền thờ được gọi là “nhà của Đức Giê-hô-va” hay “nhà của Đức Chúa Trời”.


Đền tạm

Đền tạm có cấu trúc đặc biệt giống một căn lều, là nơi dân Y-sơ-ra-ên thờ phượng Đức Chúa Trời suốt 40 năm lưu lạc trong hoang mạc. - Đức Chúa Trời đã đưa ra những hướng dẫn chi tiết cho dân Y-sơ-ra-ên để xây dựng căn lều lớn này, gồm hai phòng và hành lang bao quanh. - Mỗi lần dân Y-sơ-ra-ên di chuyển đến một vùng đất mới trong hoang mạc, các thầy tế lễ sẽ tháo dỡ đền tạm và mang những bộ phận của nó đến nơi cắm trại tiếp theo. Sau đó họ sẽ dựng lại đền tạm ở chính giữa khu cắm trại. - Đền tạm được dựng bằng khung gỗ có màn treo làm bằng vải, lông dê và da thú. Khu vực hành lang bao quanh được gắn nhiều bức màn hơn. - Hai phần của đền tạm là Nơi Thánh (nơi đặt bàn thờ xông hương) và Nơi Chí Thánh (nơi đặt hòm giao ước). - Khu hành lang có một bàn thờ của lễ thiêu và một bồn rửa dùng cho nghi thức tẩy uế. - Dân Y-sơ-ra-ên không sử dụng đền tạm nữa từ khi vua Sa-lô-môn xây đền thờ tại Giê-ru-sa-lem. Gợi ý dịch - Từ “đền tạm” có nghĩa là “nơi ở”. Những cách dịch khác có thể là “Lều Hội Kiến” hay “lều thánh”, “lều Chúa ngự” hay “lều của Chúa”. - Phải đảm bảo cách dịch từ này tách biệt với từ “đền thờ”.


Địa ngục, hồ lửa

Địa ngục là nơi tận cùng của đau đớn và khổ ải không bao giờ kết thúc, là nơi Đức Chúa Trời trừng phạt tất cả những ai chống nghịch lại Ngài và chối bỏ chương trình cứu chuộc của Ngài qua sự hy sinh của Chúa Giê-su. Nơi này còn được gọi là “hồ lửa.” - Địa ngục được mô tả là một nơi có lửa và sự đau đớn cùng cực - Sa-tan và quỷ dữ theo nó sẽ bị ném vào địa ngục để bị trừng phạt đời đời - Người không tin sự chết của Chúa Giê-su vì tội lỗi của họ, và không tin Ngài cứu họ sẽ bị trừng phạt đời đời trong địa ngục Gợi ý dịch - Những từ này nên được dịch khác đi khi chúng xuất hiện trong các ngữ cảnh khác nhau - Một số ngôn ngữ không thể dùng từ “hồ” trong cụm từ “hồ lửa” vì nó nói đến nước. - Thuật ngữ “địa ngục” có thể được dịch thành “nơi khổ ải” hay “nơi tận cùng của bóng tối và đau đớn.” - “ Hồ lửa” cũng có thể được dịch thành “biển lửa” hay “lửa khổng lồ”.


Định trước, đã định trước

Từ “định trước” và “đã định trước” chỉ về việc quyết định hay lên kế hoạch trước khi việc gì xảy ra. - Từ này đặc biệt chỉ về Đức Chúa Trời định trước cho con người nhận sự sống đời đời. - Đôi khi người ta sử dụng từ “tiền định”, nó cũng có nghĩa là quyết định trước.
Gợi ý dịch: - Từ “định trước” có thể được dịch là “quyết định trước” hoặc “quyết định trước thời điểm”. - Từ “đã định trước” có thể được dịch là “đã quyết định từ lâu”, “đã lên kế hoạch trước đó” hoặc “đã quyết định từ trước”. - Cụm từ “đã định cho chúng ta” có thể dịch là “đã quyết định từ lâu cho chúng ta” hoặc “đã quyết đinh trước thời điểm cho chúng ta”. - Lưu ý cách dịch từ này phải khác với từ “biết trước”.


Đức Chúa Cha, Cha thiên thượng

Thuật ngữ “Đức Chúa Cha” và “Cha thiên thượng” chỉ về Đức Giê-hô-va, là Đức Chúa Trời chân thật duy nhất.Thuật ngữ này cũng hay xuất hiện, đặc biệt khi Chúa Giê-xu hay đề cập đến. - Đức Chúa Trời hiện hữu ở ba ngôi, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Mỗi ngôi đều là Đức Chúa Trời trọn vẹn, nhưng đều là một Chúa. Đây là một bí ẩn mà con người không thể hiểu một cách trọn vẹn. - Đức Chúa Cha sai Đức Chúa Con (Chúa Giê-su) vào thế gian và Ngài ban Đức Thánh linh đến với dân của Ngài. - Ai tin Đức Chúa Con sẽ trở thành con cái của Đức Chúa Cha, và Đức Thánh Linh sẽ đến ngự trong người đó. Đây là một bí ẩn khác mà con người không thể hiểu một cách trọn vẹn Gợi ý dịch - Trong cụm từ “Đức Chúa Cha”, tốt nhất nên dịch từ “Cha” đều cùng nghĩa với ngôn ngữ tự nhiên liên quan đến cha của con người. - Cụm từ “Cha thiên thượng” có thể được dịch thành “Cha ngự trên thiên đàng” hay “Đức Chúa Cha ngự trên thiên đàng” hay “Đức Chúa Cha của chúng con ở trên trời.” - Chữ « Cha » thường được viết hoa, để đề cập đến Đức Chúa Trời.


Đức Chúa Trời

Trong Kinh Thánh, thuật ngữ “Đức Chúa Trời” chỉ về một Đấng đời đời đã sáng tạo nên vũ trụ từ hư không. Đức Chúa Trời hiện hữu như là Đức Cha, Đức Con và Đức Thánh Linh. Danh xưng riêng của Đức Chúa Trời là “Đức Giê-hô-va”. - Đức Chúa Trời luôn luôn hiện hữu, Ngài hiện hữu trước khi có sự tồn tại của bất cứ thứ gì khác, và Ngài sẽ luôn hiện hữu đời đời. - Ngài là Đức Chúa Trời chân thật duy nhất và có quyền lực trên toàn cả vũ trụ. - Đức Chúa Trời là Đấng hoàn toàn công chính, tuyệt đối khôn ngoan, thánh khiết, vô tội, công bằng, nhân từ và yêu thương. - Ngài là Đức Chúa Trời giữ sự giao ước, Đấng luôn hoàn thành lời hứa của Ngài. - Con người được dựng nên để thờ phượng Đức Chúa Trời và Ngài là Đấng duy nhất con người phải thờ phượng. - Đức Chúa Trời bày tỏ danh Ngài là “Đức Giê-hô-va,” có nghĩa, « Chúa là », « Ta là » hoặc «Đấng (luôn) hằng hữu”. - Kinh Thánh cũng dạy về “các thần giả,” tức là các hình tượng chết mà con người thờ phượng một cách sai lầm. Gợi ý dịch - Các cách dịch “Đức Chúa Trời” có thể gồm “Thượng Đế” hay “Đấng Tạo Hóa” hay “Đấng Tối Cao.” - Các cách khác để dịch ”Đức Chúa Trời” có thể là “Đấng Tạo Hóa Tối Cao” hay “Chúa Tể Trị Đời Đời” hay “Đấng Tối Cao Đời Đời.” - Hãy xem xét cách Đức Chúa Trời được đề cập trong ngôn ngữ địa phương hay phổ thông. Có thể có từ để gọi “Đức Chúa Trời” trong ngôn ngữ được dịch. Nếu vậy, quan trọng là phải đảm bảo từ này phù hợp với các đặc điểm của Đức Chúa Trời chân thật duy nhất như được mô tả ở trên. - Nhiều ngôn ngữ viết hoa chữ cái đầu tiên của từ dùng cho Đức Chúa Trời chân thật duy nhất, để phân biệt với từ chỉ về thần giả. - Một cách khác để làm cho từ này nổi bật đó là dùng hai thuật ngữ khác nhau dành cho “Đức Chúa Trời” và “thần”. - Câu nói, “Ta sẽ là Đức Chúa Trời của họ và họ sẽ là dân của Ta” có thể được dịch thành “ Ta, Đức Chúa Trời, sẽ cai trị trên dân này và họ sẽ thờ lạy Ta.”


Đức Giê-hô-va vạn quân, Đức Chúa Trời vạn quân

Thuật ngữ "Đức Giê-hô-va vạn quân" và "Đức Chúa Trời vạn quân" là những danh hiệu bày tỏ ra thẩm quyền của Đức Chúa Trời trên hàng ngàn thiên sứ là những thiên thần vâng theo mệnh lệnh của Ngài. - Thuật ngữ "vạn quân" là từ chỉ về một số lượng lớn, ví như một đạo quân gồm nhiều người hay số lượng đông đảo của các ngôi sao. - Các bản dịch tiếng Anh cũ thường dùng từ "vạn quân" để chỉ về các thiên sứ, những đạo quân và các ngôi sao. - Cụm từ "cơ binh trên trời" chỉ về các ngôi sao, các tinh tú và những người ở trên trời. Gợi ý dịch - Có thể dịch danh hiệu “Đức Giê-hô-va vạn quân” hoặc “Đức Chúa Trời vạn quân” là, “Đức Giê-hô-va, là Đấng cai trị muôn thiên sứ” hoặc “Đức Chúa Trời, Đấng quản cai các đạo quân thiên sứ.” - Từ "vạn quân" có thể được dịch là "đạo binh" hay "một số lượng lớn." - Một số Hội thánh không chấp nhận dịch sát với phiên âm danh xưng "Gia-vê," thay vào đó họ dùng từ "CHÚA," theo một số bản dịch truyền thống từ trước dùng từ "CHÚA." Tất cả chữ cái đều được viết in hoa như một dấu hiệu bày tỏ lòng tôn kính Đức Chúa Trời. Với những Hội thánh đó, họ có thể dùng thuật ngữ "CHÚA vạn quân."


Đức Thánh Linh, Thánh Linh Đức Chúa Trời, Thánh Linh của Chúa

Những cụm từ này đều nói về Đức Thánh Linh, là Đức Chúa Trời. Một Đức Chúa Trời chân thật duy nhất hiện hữu đời đời ở ba ngôi, Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. - Đức Thánh Linh cũng được đề cập là ”Thần” và “Thần của Đức Giê-hô-va” và “Thần lẽ thật” - Vì Đức Thánh Linh là Chúa, nên Ngài hoàn toàn thánh khiết, hoàn toàn trong sạch, và đạo đức hoàn hảo trong bản tính và mọi điều Ngài làm - Cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con, Đức Thánh Linh cũng tạo dựng nên thế giới - Khi Con của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-su, thăng thiên, Đức Chúa Trời ban Đức Thánh Linh đến với dân của Ngài để hướng dẫn, dạy dỗ, an ủi và giúp họ làm theo ý muốn Chúa - Đức Thánh Linh dẫn dắt Chúa Giê-su và Ngài dẫn dắt những ai tin nơi Chúa Giê-su Gợi ý dịch - Từ này khi dịch nên đơn thuần dùng từ ngữ cho từ ”thánh” và “linh” - Các cách để dịch từ này cũng có thể bao gồm “Linh Trong Sạch” hay “Linh Thánh” hay “Thánh Linh Đức Chúa Trời.”


Đức tin

Nói chung, “đức tin” là niềm tin, sự tin tưởng hay sự chắc chắn vào người nào đó hay điều gì đó. - “Có đức tin” vào một người là tin rằng những gì người đó nói và làm là đúng và đáng tin cậy. - “Có đức tin nơi Chúa Giê-su” nghĩa là tin tất cả lời dạy của Đức Chúa Trời về Chúa Giê-su. Đây đặc biệt có nghĩa là con người tin nơi Chúa Giê-su và sự hy sinh của Ngài để họ được sạch tội và được giải thoát khỏi sự trừng phạt họ đáng phải chịu vì tội lỗi. - Đức tin thật hay niềm tin thật nơi Chúa Giê-su sẽ khiến một người sản sinh bông trái tâm linh hay có cách ăn ở tốt đẹp vì Đức Thánh Linh sống trong họ. - Có khi “đức tin” chỉ chung tất cả những lời dạy dỗ về Chúa Giê-su, như trong câu, “những chân lý của đức tin”. - Trong các văn cảnh như “giữ đức tin” hay “từ bỏ đức tin,” thì từ “đức tin” nói đến tình trạng một người tin hay không tin tất cả những sự dạy dỗ về Chúa Giê-su. Gợi ý dịch - Trong một số văn cảnh, “đức tin” có thể được dịch thành “niềm tin” hay “sự tin chắc” hay “sự chắc chắn” hay “sự tin tưởng”. - Trong một số ngôn ngữ, những từ này sẽ được dịch theo hình thức động từ “tin”.


Ơn huệ, lợi ích, sự thiên vị

Thuật ngữ “ơn huệ” nói đến việc làm điều gì đó có lợi cho người được coi trọng. Điều gì đó “lợi ích” có nghĩa là tích cực, được chấp thuận, hay tốt đẹp. - “Thiên vị” có nghĩa là hành động ưu ái đối với người nào đó, còn người khác thì không được. Bày tỏ sự ưu ái bày tỏ đối với người giàu hay người được coi trọng - Chúa Giê-su lớn lên “trong sự đẹp lòng của” Đức Chúa Trời và người ta. Đây có nghĩa là họ chấp nhận tính cách và lối sống của Ngài. - Thành ngữ ”được ơn trước mặt” có nghĩa là người nào đó được người khác chấp nhận - Khi một vị vua ban ơn huệ cho người nào đó, đây thường có nghĩa là vua đó chấp thuận yêu cầu của người đó và ban ơn cho họ Gợi ý dịch - Có thể dịch thuật ngữ “ơn huệ” là, “ơn phước” hay “giúp ích cho” - “Năm ơn huệ của Đức Giê-hô-va” có thể được dịch là, “năm ».